Nhịp cầu sư phạmChuyện học đường

Đưa “trend” vào đề kiểm tra có thể trở thành “con dao 2 lưỡi”

Tạp Chí Giáo Dục

“Bt trend” trong đ kim tra ng văn không mi, nht là khi Chương trình giáo dc ph thông (GDPT) 2018 trao quyn cho giáo viên đưc ch đng trong kim tra đánh giá hc sinh. Thế nhưng, theo nhiu giáo viên, đ đưa “trend” vào đ kim tra đt đưc mc tiêu đánh giá, giáo dc hc sinh thì cn năng lc và bn lĩnh ca giáo viên đ “gn đc khơi trong”, không a dua theo…

Chương trình giáo dục phổ thông 2018 tạo điều kiện thuận lợi để giáo viên đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá môn học (ảnh minh họa)

Không lm dng… “trend”

Cô Vũ Thị Thu Trang (Tổ trưởng Tổ ngữ văn Trường THCS-THPT Hai Bà Trưng, Q.Tân Phú) cho rằng, giáo viên hoàn toàn có thể đưa “trend” vào đề kiểm tra ngữ văn nếu xu hướng đó có giá trị xã hội, đạo đức hoặc văn học nhất định. Điều này sẽ mang lại trải nghiệm học tập mới mẻ cho học sinh, giúp các em rèn luyện kỹ năng nhìn nhận, đánh giá vấn đề từ nhiều góc độ khác nhau. Muốn vậy đòi hỏi giáo viên phải có sự cẩn trọng, cân nhắc kỹ càng chứ không thể chạy theo xu hướng.

Cô Trang đánh giá, “trend” khi được chọn lọc đưa vào đề kiểm tra có thể tạo hứng thú cho học sinh và mang tính kết nối thực tế vì các xu hướng thường gắn liền với những vấn đề mà học sinh quan tâm. Từ đó kích thích sự tò mò và hứng thú của học sinh, giúp các em cảm thấy môn học gần gũi hơn, đồng thời phát triển tư duy phản biện của học sinh do “trend” thường đi kèm với nhiều luồng ý kiến khác nhau. Ngoài ra, việc đưa “trend” vào đề kiểm tra cũng là cách để khuyến khích học sinh thể hiện góc nhìn sáng tạo, không bó hẹp trong kiến thức sách vở mà còn liên hệ đến những vấn đề thực tế. Nếu được khai thác phù hợp, đề bài dựa trên “trend” có thể yêu cầu học sinh suy ngẫm, phân tích và trình bày ý kiến riêng, qua đó giáo dục học sinh nhiều vấn đề.

Tuy nhiên, cô Trang cũng nhấn mạnh, nếu không chọn lọc kỹ lưỡng, việc đưa “trend” vào đề kiểm tra có thể trở thành “con dao 2 lưỡi” đi ngược lại các giá trị và mục tiêu giáo dục. Một số “trend” có thể quá hài hước hoặc chưa phù hợp, làm mất đi tính nghiêm túc của bài kiểm tra và dễ khiến học sinh không đánh giá đúng mức độ quan trọng của môn học. Đặc biệt, khi giáo viên quá lạm dụng “trend”, đưa vào đề kiểm tra thường xuyên lại có thể khiến học sinh xao nhãng khỏi những giá trị văn học lâu dài, thay vào đó là những vấn đề ngắn hạn, tạm thời. Một vấn đề nữa là, không phải học sinh nào cũng cập nhật các xu hướng, và việc không hiểu rõ “trend” có thể làm khó cho các em trong quá trình làm bài.

Theo thầy Nguyễn Minh Hiếu (giáo viên ngữ văn Trường THPT Nguyễn Hữu Cầu, huyện Hóc Môn), giáo viên phải hết sức cân nhắc kỹ để chọn lọc “trend” phù hợp khi đưa vào đề kiểm tra ngữ văn. Việc ra đề bắt “trend” có thể là xu hướng/trào lưu đang rộ lên nhưng chỉ là nhất thời không có sức ảnh hưởng sâu rộng. Chưa kể, nhiều học sinh chưa tiếp cận hoặc chưa có mức độ am hiểu nhất định các “trend” này thì việc kiểm tra đánh giá sẽ thiếu tính công bằng, khách quan. Mặt khác, vấn đề quan ngại là tính chính xác của thông tin ngữ liệu đưa vào làm đề. “Việc đưa “trend” vào đề kiểm tra đánh giá nhìn ở góc độ tích cực sẽ cho thấy tính thời sự mới lạ, hấp dẫn của đề. Giáo viên qua đó cũng có thể đánh giá được mức độ quan tâm đến các vấn đề xã hội của học sinh thông qua các đề kiểm tra như này. Tuy nhiên, chỉ nên dừng lại ở mức kiểm tra thường xuyên, sẵn tích hợp giáo dục phẩm chất lối sống cho học sinh, hạn chế đưa vào kiểm tra đánh giá định kỳ…”, thầy Hiếu nêu quan điểm.

Nhìn nhận “trend” là trào lưu, nhất thời, trong khi bản chất của môn ngữ văn là hướng đến vẻ đẹp ngôn ngữ, chân, thiện, mỹ, ThS. Phan Thế Hoài (giáo viên ngữ văn Trường THPT Bình Hưng Hòa, Q.Bình Tân) cho biết rất hiếm khi đưa “trend” vào đề kiểm tra môn ngữ văn.

Theo ThS. Hoài, việc đưa “trend” vào đề kiểm tra được một số giáo viên ưa chuộng vì muốn có sự giao tiếp hòa đồng với học sinh qua đề kiểm tra. Thế nhưng, khi đưa “trend” vào đề kiểm tra, giáo viên cần đánh giá trên những yếu tố về tính thẩm mỹ (đặc thù môn học), giáo dục, phù hợp với nhận thức và tâm lý lứa tuổi học sinh. “Không phải “trend” nào cũng có thể đưa vào đề kiểm tra để học sinh bàn luận. “Trend” nên đưa là những hiện tượng liên quan đến ngôn ngữ, ví dụ như trào lưu sử dụng tiếng lóng trên mạng xã hội, từ đó đặt vấn đề giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. “Trend” không đưa là những hiện tượng ít có giá trị thẩm mỹ, giáo dục, gây tranh cãi…”, ThS. Hoài nói.

Rng ca đi mi môn hc, không ch là “trend”

Cô Vũ Thị Thu Trang đánh giá, trong Chương trình GDPT 2018, giáo viên có nhiều thuận lợi để đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá môn học, giúp học sinh phát triển năng lực toàn diện. Chương trình không chỉ tập trung vào kiến thức mà còn nhấn mạnh phát triển năng lực và phẩm chất của học sinh. Giáo viên được khuyến khích sáng tạo, thiết kế bài giảng linh hoạt, giúp học sinh phát huy tư duy phản biện, tự học, và kết nối kiến thức với thực tế. Giáo viên có thể thực hiện phương pháp dạy học tích cực như dạy học dự án, dạy học theo vấn đề, dạy học trải nghiệm, hoặc thảo luận nhóm. Bên cạnh đó, giáo viên có thể tích hợp kiến thức liên môn để làm phong phú nội dung bài học, giúp học sinh kết nối kiến thức với đời sống. “Chương trình cho phép giáo viên đổi mới hình thức đánh giá, không chỉ qua bài kiểm tra mà còn thông qua các hoạt động, dự án và bài thuyết trình, giúp đánh giá năng lực tổng hợp, kỹ năng viết, nói, và suy nghĩ phản biện của học sinh. Từ việc đổi mới phương pháp dạy học sẽ tác động mạnh mẽ đến việc đổi mới kiểm tra đánh giá. Giáo viên có thể tổ chức kiểm tra đánh giá thông qua bài viết sáng tạo, nhật ký đọc sách, dự án nghiên cứu nhỏ, hoặc thuyết trình”, cô Trang phân tích.

Đặc biệt, theo cô Trang, hình thức đánh giá liên tục qua quá trình học tập (như đánh giá sự tham gia trong thảo luận, cách thức tìm hiểu tài liệu…) sẽ giúp học sinh tự điều chỉnh và hoàn thiện năng lực của mình một cách rõ ràng hơn. Ngoài ra, giáo viên có thể sử dụng các nền tảng trực tuyến như Google Forms, Quizizz để học sinh tự đánh giá hoặc kiểm tra một cách linh hoạt và hấp dẫn. Theo chương trình 2018, tự học là một năng lực quan trọng. Giáo viên có thể đưa ra các hướng dẫn tự học sau bài giảng, như đọc thêm tài liệu liên quan, tự nghiên cứu các chủ đề mở rộng, và khuyến khích học sinh viết phản hồi sau khi học hoặc đọc tác phẩm. Điều này sẽ giúp các em phát triển thói quen tự học, tự đánh giá.

ThS. Phan Thế Hoài nhận định, khi đổi mới kiểm tra đánh giá môn ngữ văn, giáo viên cần nắm vững các văn bản quy phạm pháp luật cũng như việc chỉ đạo chuyên môn của Bộ GD-ĐT, Sở GD-ĐT. Giáo viên phải siêng năng đọc sách, báo để tìm những ngữ liệu hay, nắm vững chương trình để ra đề đúng hướng, đa dạng hóa các hình thức kiểm tra. Đổi mới kiểm tra đánh giá có nhiều cách, như cho học sinh làm bài thực hành, dự án bên cạnh viết; chọn ngữ liệu ngoài các bộ sách giáo khoa cũng là việc thay đổi kiểm tra đánh giá rất hay, thiết thực. “Với môn ngữ văn, điều quan trọng cốt lõi nhất trong kiểm tra đánh giá học sinh là phải đánh giá được các năng lực của học sinh: viết, cảm nhận, bày tỏ chính kiến, hướng tới giáo dục các giá trị chân, thiện, mỹ, lối sống có trách nhiệm”, ThS. Hoài nhấn mạnh.

Bài, ảnh: Thành Nam

Bình luận (0)