Hướng nghiệp - Tuyển sinhTư vấn tuyển sinh

Mâu thuẫn chọn ngành nghề với cha mẹ, phải giải quyết thế nào?

Tạp Chí Giáo Dục

Chn sai ngành là điu không ai mong mun, nhưng nếu chng may chn chưa đúng hãy mnh dn chn li. Chúng ta thà mt mt năm đ đnh hưng li ngh nghip ch đng đ bn thân loay hoay c đi.

TS.Phạm Tấn Hạ (Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQG TP.HCM) tư vấn cho học sinh Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong 

Đó là lời khuyên của các chuyên gia trong chương trình hướng nghiệp “Cùng bạn chọn nghề cho tương lai” lần thứ 17 diễn ra tại Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong (Q.5) mới đây. Chương trình do Tạp chí Giáo dục TP.HCM phối hợp cùng Sở GD-ĐT TP.HCM, ĐHQG TP.HCM và Trung tâm Phát triển GD-ĐT phía Nam (Bộ GD-ĐT) tổ chức, với sự đồng hành của Trường ĐH Kinh tế – Tài chính TP.HCM và Trường ĐH Công nghệ TP.HCM.

Có đnh hưng rõ ràng khi chn ngành ngh

Theo TS. Phạm Tấn Hạ (Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQG TP.HCM), có một số học sinh dù học trường chuyên nhưng vẫn mắc sai lầm trong việc chọn ngành nghề. Đến khi vào ĐH, các em mới nhận ra ngành mình lựa chọn không như kỳ vọng. Điều này khiến các em bị hụt hẫng, mất niềm tin và động lực. Có những em phải nghỉ học đợi năm sau chọn lại, cũng có em cố gắng học đến ngày ra trường nhưng lại không tìm thấy được niềm vui trong công việc. “Khi lựa chọn bất cứ ngành nghề nào, các em nên có định hướng rõ ràng, tham khảo ý kiến chuyên gia, thầy cô để được tháo gỡ khó khăn; từ đó có lựa chọn đúng đắn. Nếu chẳng may chọn sai thì các em nên chọn lại. Thà chúng ta bị mất thời gian một năm để chọn lại ngành học còn hơn loay hoay cả đời với công việc không phù hợp”, TS. Phạm Tấn Hạ lưu ý.

Sau khi nghe tư vấn, một số học sinh đã mạnh dạn bày tỏ nỗi lòng trong việc lựa chọn ngành nghề. Một học sinh chia sẻ: “Em thích ngành báo chí nhưng cha mẹ muốn em theo ngành quản trị kinh doanh, vì cho rằng ngành này kiếm được nhiều tiền. Vì vậy, em không biết mình nên lựa chọn như thế nào mới vẹn cả đôi đường?”. TS. Phạm Tấn Hạ giải thích, học ngành quản trị kinh doanh chưa chắc kiếm được nhiều tiền hơn so với ngành báo chí, vì thu nhập từ ngành nghề phụ thuộc vào năng lực của chính người học. Nếu bản thân đam mê làm báo thì các em cứ mạnh dạn theo đuổi. Khi có đam mê, các em sẽ tích cực học tập, rèn luyện và tự học để nâng cao năng lực cho bản thân. Như vậy các em sẽ giỏi nghề và từ đó các em sẽ kiếm được tiền. Tuy nhiên, việc định hướng của cha mẹ cũng không sai vì họ là những người từng trải và luôn muốn con mình có được công việc ổn định, thu nhập cao. Nhưng nếu chúng ta chọn ngành mình không đam mê, không có năng lực thì việc kiếm được tiền cũng sẽ khó khăn. “Các em nên trao đổi với cha mẹ và trình bày những mong muốn của bản thân cũng như tiềm năng của ngành nghề mình chọn để sao cho vẹn cả đôi đường”, TS. Phạm Tấn Hạ khuyên.

Cơ hi vic làm rng m vi ngành du lch

Việt Khoa (học lớp 12CH2) hỏi: “Em muốn học ngành du lịch nhưng sợ học xong, ra trường không có việc làm”. ThS. Nguyễn Trần Ngọc Phương (Giám đốc Trung tâm marketing và phát triển thương hiệu, Trường ĐH Công nghệ TP.HCM) cho biết, thời điểm dịch bệnh ngành du lịch “đóng băng”, nhưng hiện nay đã hồi phục và phát triển trở lại. Với xu hướng đi du lịch của du khách hiện nay đòi hỏi ngành du lịch phải kết hợp với công nghệ để phát triển. Do vậy, người học ngành du lịch hiện nay ngoài kiến thức, kỹ năng về du lịch phải biết sử dụng công nghệ. “Khi chúng ta đáp ứng được nhu cầu của thị trường thì cơ hội việc làm luôn rộng mở. Theo đó, chúng ta không chỉ có cơ hội làm việc trong nước mà còn có cơ hội làm việc trong môi trường quốc tế”, ThS. Nguyễn Trần Ngọc Phương khẳng định.

Học sinh Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong đặt câu hỏi với ban tư vấn

Thông tin về ngành quản trị kinh doanh và marketing, ThS. Phan Lý Nguyên Trinh (đại diện Trường Gloucestershire Việt Nam) cho biết, đây là ngành học kép của trường. Khi theo học, sinh viên sẽ được đào tạo kiến thức về kinh doanh và marketing. Với vốn kiến thức được đào tạo tại trường, sinh viên ra trường sẽ có nhiều cơ hội lựa chọn công việc mong muốn. Có nhiều thế hệ sinh viên học ngành quản trị kinh doanh và marketing đang giữ vị trí cao tại các công ty, doanh nghiệp. Hiện nay, ngành học này được nhiều bạn trẻ quan tâm và được đánh giá là ngành “hot”. Tuy nhiên, muốn trở thành người “hot” phải tự xây dựng giá trị để khẳng định mình. Có như vậy các em mới không bị lãng quên. “Hiện trường có chương trình liên kết quốc tế nên sinh viên học ngành quản trị kinh doanh và marketing có thể học chương trình 2+2 hoặc 3+1”, ThS. Phan Lý Nguyên Trinh thông tin.

Giải đáp băn khoăn của học sinh về tiềm năng của ngành kinh doanh quốc tế, PGS.TS Hoàng Thị Hồng Hà (Trưởng khoa Quan hệ công chúng – Truyền thông, Trường ĐH Kinh tế – Tài chính TP.HCM) cho biết, ngành này liên quan đến các hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa, dịch vụ giữa các quốc gia trên thế giới. Do đó, sinh viên học ngành này đòi hỏi phải giỏi ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh. Với ngành này, khi tốt nghiệp sinh viên có thể làm nhân viên xuất nhập khẩu, chuyên gia nghiên cứu thị trường, chuyên gia quản trị chuỗi cung ứng, chuyên gia đầu tư quốc tế và nhiều vị trí công việc khác với thu nhập hấp dẫn.

Minh Huy (học lớp 10CT) băn khoăn: “Hiện tại em mới học lớp 10 nhưng đã có định hướng học ngành công nghệ thông tin. Không biết trong vài năm nữa ngành này còn được mọi người quan tâm không?”. Bà Nguyễn Thị Tú Loan (Trưởng phòng Tuyển sinh, Trường Swinburne Việt Nam) cho hay, từ nay đến 25 năm nữa, ngành công nghệ thông tin sẽ luôn “hot”. Như chúng ta thấy, bất cứ hoạt động nào hiện nay cũng cần công nghệ thông tin, từ hoạt động đi lại đến mua sắm cũng liên quan đến công nghệ. Do đó, học sinh lựa chọn học ngành công nghệ thông tin không phải lo thất nghiệp.

Bài, ảnh: H Trinh

Bình luận (0)