Nhịp cầu sư phạmChuyện học đường

Giáo viên có thể tự ra ngữ liệu đề kiểm tra nhưng phải được thẩm định

Tạp Chí Giáo Dục

Yêu cu đt ra trong đi mi kim tra đánh giá môn ng văn bc THCS và THPT khi thc hin Chương trình giáo dc ph thông 2018 là không s dng ng liu sn có trong các b sách giáo khoa (SGK). Đến nay, dù chương trình mi đã trin khai tt c các khi lp, nhưng vic ra đ kim tra s dng ng liu ngoài SGK vn là khó khăn vi nhiu giáo viên.

Phó Giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM Nguyễn Bảo Quốc

Nhằm giúp giáo viên ngữ văn tháo gỡ khó khăn, Giáo dục TP.HCM đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Bảo Quốc (Phó Giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM) xung quanh vấn đề này.

+ Phóng viên: Theo yêu cu ca chương trình mi, phn đc hiu và ngh lun ca đ kim tra môn ng văn phi ly ng liu ngoài SGK, văn bn mà hc sinh chưa đưc hc. Điu này dn đến yêu cu là giáo viên phi nm tht chc văn bn nào hc sinh chưa tng đưc hc, vic chn cho đưc ng liu hoàn ho theo quan nim lâu nay dn khan hiếm và khó khăn hơn. Ông nhìn nhn thế nào v vn đ này?

– Ông Nguyn Bo Quc: Trước hết, chúng ta cùng xem lại các căn cứ pháp lý về việc “lấy ngữ liệu mới, ngoài SGK” trong kiểm tra, đánh giá. Chương trình môn ngữ văn năm 2018 có hướng dẫn về đánh giá kết quả giáo dục: “Trong việc đánh giá kết quả học tập cuối năm học, cuối cấp học, cần đổi mới cách thức đánh giá (cấu trúc đề, cách nêu câu hỏi, phân giải độ khó…); sử dụng và khai thác ngữ liệu bảo đảm yêu cầu đánh giá được năng lực của học sinh, khắc phục tình trạng học sinh chỉ học thuộc bài hoặc sao chép tài liệu có sẵn; tránh dùng lại các văn bản ngữ liệu đã học để đánh giá được chính xác khả năng đọc hiểu và phân tích, cảm thụ tác phẩm văn học”.

Công văn số 3175/BGDĐT-GDTrH ngày 21-7-2022 về việc hướng dẫn đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá môn ngữ văn có chỉ rõ: “Trong đánh giá kết quả học tập cuối học kỳ, cuối năm học, cuối cấp học, tránh dùng lại các văn bản đã học trong SGK làm ngữ liệu xây dựng các đề kiểm tra đọc hiểu và viết để đánh giá chính xác năng lực học sinh, khắc phục tình trạng học sinh chỉ học thuộc bài hoặc sao chép nội dung tài liệu có sẵn”. Như vậy, tinh thần của kiểm tra đánh giá theo năng lực (cụ thể ở đây là năng lực “đọc hiểu” và năng lực “viết”) là không sử dụng lại văn bản đã dạy cho học sinh để ra đề kiểm tra. Học sinh cần vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học, đã rèn luyện để “đọc hiểu”, “phân tích, cảm thụ” một văn bản mới.

Một hoạt động đổi mới kiểm tra đánh giá trong môn ngữ văn tại Trường THPT Nguyễn Hữu Huân (TP.Thủ Đức)

Chúng ta cũng thấy, đề ngữ văn kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 của TP.HCM từ những năm theo chương trình 2006, phần đọc hiểu cũng đã lấy văn bản ngoài SGK để đánh giá năng lực đọc hiểu của học sinh. Đây là bước đổi mới kiểm tra theo định hướng phát triển năng lực để tiệm cận chương trình mới. Các loại văn bản được chọn để ra đề cũng đa dạng từ văn bản văn học, văn bản thông tin, văn bản nghị luận. Như vậy, việc chọn ngữ liệu mới để ra đề thi, đề kiểm tra cho phần đọc hiểu không phải là một yêu cầu quá mới mẻ, bất ngờ, mà yêu cầu này chúng ta đã thực hiện nhiều năm qua.

Trong một vài trường hợp, với những học sinh đọc rộng, đọc nhiều, chăm chỉ rèn kỹ năng đọc hiểu thì văn bản thầy cô chọn để ra đề có thể các em này đã đọc qua, đã quen thuộc. Đây là tình huống trùng hợp ngẫu nhiên. Vậy, điều cần thực hiện là thầy cô không ra lại những văn bản mà thầy cô đã dạy, đã cho học sinh rèn luyện; còn các văn bản mà học sinh tự đọc, tự học từ nhiều nguồn khác nhau thì thầy cô khó có thể biết hết để tránh khi ra đề.

+ Theo ông, đ chn đưc mt ng liu chun chnh thì thy cô cn căn c trên các tiêu chí nào?

– Để lựa chọn được một ngữ liệu chuẩn, phù hợp, đảm bảo các yêu cầu về tư tưởng, giá trị thẩm mỹ, giá trị giáo dục, độ dài phù hợp; nội dung hay, nguồn trích dẫn đáng tin cậy, thì giáo viên cần lưu ý: Căn cứ nội dung 1.3 của mục 1, phần V, trong chương trình Ngữ văn 2018 về Tiêu chí lựa chọn ngữ liệu; căn cứ, tham khảo các văn bản trong SGK để chọn ngữ liệu tương tự; xây dựng ngân hàng đề, kho ngữ liệu dùng chung để ra đề. Khi chọn ngữ liệu phải gắn với việc xử lý ngữ liệu: cắt lược, lược dẫn, cước chú, thêm chú thích, cung cấp thông tin về bối cảnh (nếu cần)… để hỗ trợ học sinh trong việc đọc hiểu văn bản. Cần chú ý về độ khó, dung lượng, sự phù hợp giữa thời gian làm bài, ngữ liệu và các yêu cầu. Có thể ngữ liệu ngắn nhưng khó, ngữ liệu dài nhưng lại dễ do liên quan đến cấu trúc ngữ pháp, từ vựng, các thuật ngữ, nội dung (quen thuộc hay mới lạ, chuyên sâu).

+ Giáo viên có th t son ng liu ri ra đ kim tra đánh giá đ không “đng hàng” đưc không, thưa ông?

– Có thể thầy cô cho rằng ngữ liệu (là các văn bản thông tin; văn bản nghị luận; các tác phẩm thơ, truyện) do mình viết đáp ứng tốt tất cả các yêu cầu về tư tưởng, về giá trị thẩm mỹ, giá trị giáo dục, đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về đặc trưng thể loại. Tuy nhiên, để khách quan, ngữ liệu ấy cần được thẩm định, phản biện độc lập trước khi được sử dụng để ra đề. Vậy thầy cô có thể gửi các văn bản thông tin; văn bản nghị luận, các tác phẩm thơ, truyện do mình viết đó đến các nhà xuất bản; các báo, đài để thẩm định, đăng tải, xuất bản hoặc gửi đến các chuyên gia để thẩm định, phản biện. Đây là những kênh, cách thẩm định hiệu quả về giá trị của các ngữ liệu do thầy cô tự soạn. Sau khi lập được kho dữ liệu đảm bảo các yêu cầu, chúng ta mới lựa chọn, sử dụng để ra đề. Nếu dùng ngữ liệu chưa qua các kênh sàng lọc, thẩm định, phản biện để ra đề là không khoa học, tiềm ẩn nhiều nguy cơ sai sót. Thực tế cho thấy việc sử dụng ngữ liệu từ các sách, báo của các tác giả uy tín thì thuận tiện hơn, hiệu quả hơn là việc giáo viên tự soạn ngữ liệu.

+ Năm hc 2024-2025 là năm cui kết li mt vòng đi mi theo Chương trình giáo dc ph thông 2018, thế nhưng, thng thn nhìn nhn, vic xây dng kế hoch kim tra đánh giá môn ng văn vn chưa thc s “đu tay” các trưng. Ông nhìn nhn thế nào v vn đ này?

– Về xây dựng kế hoạch kiểm tra đánh giá, ngay từ đầu năm học, tổ bộ môn các trường (hoặc phòng GD-ĐT) được tự chủ, tự quyết định trong việc xây dựng kế hoạch kiểm tra đánh giá dựa trên các nguyên tắc: sát, đúng chương trình; khoa học, hợp lý… Kế hoạch kiểm tra đánh giá sẽ giúp thầy cô có cái nhìn tổng thể về việc kiểm tra đánh giá 1 học sinh trong năm học, có đảm bảo đánh giá đủ hết các kỹ năng (đọc, viết, nói và nghe), có phủ hết các yêu cầu cần đạt về đọc hiểu các thể loại văn bản, viết các kiểu văn bản… Từ đó tránh việc trùng lắp, sơ sài hoặc thiếu khoa học trong kiểm tra, đánh giá.

Với việc lựa chọn phương pháp trong ra đề kiểm tra, thì giáo viên cần căn cứ vào mục tiêu và đánh giá yêu cầu cần đạt của học sinh để có phương pháp phù hợp, vì chương trình mới trao quyền cho thầy cô chủ động lựa chọn phương pháp. Riêng với việc ra đề trắc nghiệm trong kiểm tra năng lực “đọc hiểu” môn ngữ văn thì cần tùy loại văn bản, tùy điều kiện tổ chức, tùy mục đích kiểm tra mà thầy cô có ra trắc nghiệm không, ra bao nhiêu câu, ra theo hình thức nào. Hình thức trắc nghiệm phù hợp với các câu hỏi ở mức nhận biết; còn các câu hỏi ở mức vận dụng, vận dụng cao, sáng tạo thì nên ra dạng tự luận. Với đọc hiểu văn bản văn học, có thể ra tự luận hoàn toàn hoặc ra trắc nghiệm ở các câu hỏi mang tính lý thuyết, đọc hiểu hình thức (có thể phân định rõ ràng đáp án đúng, sai); ra tự luận ở các câu hỏi mang tính giải mã, cảm thụ (có nhiều cách hiểu, tùy thuộc vào cách giải mã của từng cá nhân).

+ Xin cm ơn ông!

Đ Yến (thc hin)

Bình luận (0)