Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Ngọc Thưởng: Chương trình tiếng Anh tích hợp bám sát mục tiêu của Nghị quyết 29

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

Năm 2014, UBND TP.HCM phê duyt “Đ án dy và hc các môn toán, khoa hc và tiếng Anh tích hp chương trình Anh vào Vit Nam trên đa bàn TP.HCM” (chương trình tiếng Anh tích hp – Đ án 5695). Qua 10 năm trin khai, đ án đưc đánh giá mang tính đt phá, tiên phong trong vic dy và hc tiếng Anh ca thành ph, đưc xem là tr ct đ thành ph thc hin hiu qu vic đưa tiếng Anh tr thành ngôn ng th 2 trong trưng hc.

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Ngọc Thưởng đánh giá Đề án 5695 trong suốt 10 năm qua đã bám sát mục tiêu Nghị quyết 29

Đ án 5695 bám sát mc tiêu ca Ngh quyết 29

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Ngọc Thưởng đánh giá, việc ban hành và tổ chức thực hiện Đề án 5695 của TP.HCM rất kịp thời, đúng mục tiêu, thể hiện tầm nhìn xa, chiến lược, nhanh nhạy của lãnh đạo thành phố; sự tham mưu trúng, đúng, quyết tâm dám nghĩ, dám làm, dám đột phá của lãnh đạo Sở GD-ĐT TP.HCM. Đề án đã triển khai những mục tiêu rất cụ thể của Nghị quyết 29. Qua 10 năm thực hiện, thực tiễn chứng minh đề án mang lại hiệu quả tích cực, bền vững.

Quá trình thực hiện đề án mang lại “6 chữ được” cho TP.HCM: Học sinh được nâng cao năng lực phẩm chất; Giáo viên được nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ; Nhà trường được tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị; Cán bộ quản lý được kết quả học tập, năng lực phẩm chất của học sinh; Phụ huynh được niềm vui, niềm tin với giáo dục, niềm tin với chính quyền; Ngành giáo dục được thêm một mô hình trong nâng cao chất lượng giáo dục, xã hội hóa, hợp tác công tư.

“Đề án 5695 là minh chứng sinh động về tính hiệu quả của công tác xã hội hóa, hợp tác công tư trong giáo dục đào tạo. Hội nghị sơ kết để mở ra một giai đoạn mới, nầng tầm hơn. Trong đó tập trung quan tâm của lãnh đạo thành phố, quận huyện; sự chủ động tham mưu trúng, đúng, kịp thời của lãnh đạo Sở GD-ĐT; công tác tuyên truyền, phổ biến, công khai, minh bạch; ý nghĩa của công tác hợp tác công – tư; đặc biệt là yếu tố con người, từ lãnh đạo thành phố, lãnh đạo Sở Giáo dục, cho đến nhà trường, giáo viên, học sinh, phụ huynh” – ông Thưởng nói.

Thực hiện Đề án 5695 trong thời gian tới, Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng đề nghị TP.HCM tiếp tục nghiên cứu mở rộng thêm số trường, lớp thực hiện mô hình. Từ kinh nghiệm thực hiện ở môn toán, khoa học bằng tiếng Anh thì nghiên cứu mở rộng các môn khác trong điều kiện cho phép theo đúng Kết luận số 91 của Bộ Chính trị từng bước đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ 2 trong trường học.

Ông cũng đề nghị các sở GD-ĐT tỉnh thành khác nhân rộng mô hình, chọn đối tác phù hợp.

Học sinh TP.HCM trong giờ học tiếng Anh tích hợp

“Hiện nay bộ đã tham mưu cho Chính phủ ban hành chương trình thực hiện nghị quyết Kết luận số 91, đồng thời nghiên cứu xây dựng chương trình thực hiện cụ thể kế hoạch từng bước đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ 2 trong trường học. Để thực hiện điều này thì các sở phải cùng suy nghĩ với bộ, thậm chí là từng trường học cùng phải vào cuộc. Để thực hiện Kết luận số 91, Bộ GD-ĐT đã bước đầu đề ra các giải pháp: Giải pháp về cơ chế chính sách; giải pháp về cơ sở vật chất; giải pháp về đội ngũ, bao gồm đào tạo mới; giải pháp về xã hội hóa và hợp tác quốc tế. Đề án 5695 chính là mô hình về giải pháp xã hội hóa và hợp tác quốc tế, hợp tác công tư; Bài học về phương pháp giảng dạy, kiểm tra đánh giá không chỉ là dạy tiếng Anh như ngoại ngữ mà phải dạy tiếng Anh như một ngôn ngữ…” – ông Thưởng phân tích.

Nhng kết qut tri

Ông Nguyễn Bảo Quốc, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM cho biết, ngày 20-11-2014, UBND TP.HCM đã ban hành Quyết định số 5695 về việc phê duyệt “Đề án dạy và học các môn toán, khoa học và tiếng Anh tích hợp chương trình Anh và Việt Nam trên địa bàn TP.HCM” (chương trình tiếng Anh tích hợp).

Từ năm 2014 đến 2024, số lượng học sinh tham gia chương trình tăng dần qua các năm. Cụ thể, năm 2014 chỉ có 18 trường ở 3 quận, huyện với 600 học sinh tham gia chương trình tiếng Anh tích hợp. Sau 10 năm thực hiện đã có trên 160 trường học tại 20 quận huyện với trên 30.000 học sinh tham gia chương trình.

Khi thực hiện chương trình tiếng Anh tích hợp tại các trường học, phòng học được trang bị máy chiếu, bảng tương tác và các thiết bị hỗ trợ học tập hiện đại nhằm phục vụ cho việc giảng dạy các môn bằng tiếng Anh. Ngoài ra, các trường còn triển khai phần mềm học tập và các ứng dụng công nghệ tiên tiến để hỗ trợ học sinh trong việc học.

Kết quả việc thực hiện chương trình tiếng Anh tích hợp trong 10 năm qua được thể hiện rõ qua chất lượng giáo dục. Cụ thể tỉ lệ học sinh đạt điểm giỏi ở bậc tiểu học trên 93%, ở bậc THCS-THPT trên 80%. Tỉ lệ đạt chứng chỉ Pearson Edexcel ở tiểu học là 86%, THCS là 92%, THPT 96%. Năm học 2015-2016 là năm đầu tiên thực hiện chương trình tiếng Anh tích hợp trên địa bàn quận Tân Bình, ông Phan Văn Quang – Trưởng phòng GD-ĐT quận cho biết ngành GD-ĐT đã triển khai thực hiện tại 2 trường tiểu học và 2 trường THCS. Đến nay, có 7/26 trường tiểu học và 5/14 trường THCS tổ chức dạy tiếng Anh tích hợp.

“Đề án 5695 đã nhận được sự hỗ trợ và đồng thuận của phần lớn cha mẹ học sinh. Học sinh không chỉ phát triển ngôn ngữ tiếng Anh mà còn tiếp cận các tri thức, tư duy toán và khoa học thông qua môn tiếng Anh. Chất lượng dạy và học môn tiếng Anh ở các trường có chuyển biến rõ rệt” – ông Quang nhìn nhận.

Tiếp tc thc hin đ án trong thi gian ti

Phát biểu tại hội nghị, thay mặt lãnh đạo thành phố, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Trần Thị Diệu Thúy cảm ơn sự quan tâm của lãnh đạo Bộ GD-ĐT với thành phố khi thực hiện đề án.

Bà nhìn nhận, sự thành công của Đề án 5695 trước hết từ sự đồng thuận của phụ huynh cùng ý chí quyết tâm đeo bám quyết liệt của thầy cô, ban giám hiệu nhà trường; Sự quyết liệt, mạnh dạn của lãnh đạo Sở GD-ĐT giúp chương trình được đảm bảo, nâng cao năng lực tiếng Anh của học sinh.

Dù vậy, theo bà số lượng học sinh tham gia chương trình còn ít, việc phụ thuộc vào giáo viên bản ngữ cũng là thách thức khi triển khai chương trình.

Trong thời gian tới, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Trần Thị Diệu Thúy đồng ý cho ngành giáo dục tiếp tục được thực hiện đề án. Đề nghị Sở GD-ĐT nghiên cứu mở rộng áp dụng chương trình để tăng cơ hội cho nhiều học sinh hơn được tiếp cận, nâng số lượng học sinh được tham gia, số lượng các môn học dạy bằng tiếng Anh. Có thể nghiên cứu thêm một số hình thức đào tạo với mức phí tham gia chương trình thấp hơn, giáo viên có thể là người Việt Nam nhưng có trình độ tương đương.

Đ Giang Quân

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)