Nhịp cầu sư phạmChuyện học đường

Xây dựng cơ chế hỗ trợ giáo viên nâng cao trình độ

Tạp Chí Giáo Dục

Ngành giáo dc Q.Gò Vp (TP.HCM) s đ xut ch trương khuyến khích các trưng xây dng quy chế chi tiêu ni b, trong đó có ni dung h tr kinh phí cho giáo viên nâng cao trình đ thc sĩ, tiến sĩ.

Xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích đội ngũ nâng cao năng lực, chuyên môn nghiệp vụ vượt so với chuẩn là cần thiết (ảnh minh họa) 

Theo các nhà quản lý giáo dục, việc có chủ trương để động viên, khuyến khích đội ngũ giáo viên vượt chuẩn trình độ đào tạo trong bối cảnh hiện nay là hết sức cần thiết.

Cn chính sách khuyến khích giáo viên vưt chun

Theo Sở GD-ĐT TP.HCM, tính đến thời điểm đầu năm học 2024-2025, toàn thành phố có 90 cán bộ quản lý và giáo viên đạt trình độ tiến sĩ ở các bậc học từ mầm non đến trung cấp, tỷ lệ 0,11%; trình độ thạc sĩ có 6.679 cán bộ quản lý, giáo viên – tỷ lệ 8,28%.

NGƯT Nguyễn Văn Ngai (nguyên Phó Giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM) đánh giá, với quy mô và các yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra của ngành giáo dục TP.HCM thì tỷ lệ trên còn quá khiêm tốn, trong khi đó dư địa để phát triển tỷ lệ vượt chuẩn trong đội ngũ của thành phố là rất lớn, rất nhiều thuận lợi. Ông thông tin, trước đây thành phố có xây dựng Đề án 300 thạc sĩ, tiến sĩ đào tạo, bồi dưỡng nguồn cán bộ quản lý cho các sở/ban/ngành của thành phố. Chương trình học được tổ chức ở nước ngoài, tùy theo từng ngành học. Nhiều cán bộ quản lý của ngành giáo dục thành phố đã được bồi dưỡng, trưởng thành từ chính chương trình này. “Đối tượng học được sàng lọc rất kỹ càng, không chỉ là lực lượng trẻ mà còn nằm trong diện được quy hoạch. Đặc biệt là phải đáp ứng các yêu cầu về trình độ tiếng Anh thì mới đủ điều kiện theo học”, NGƯT Nguyễn Văn Ngai cho biết.

Ngoài ra, theo NGƯT Nguyễn Văn Ngai, riêng ngành giáo dục thành phố thời điểm những năm 2010 còn có thêm chương trình đào tạo 500 thạc sĩ, tiến sĩ của ngành. Chương trình do ngành giáo dục phối hợp với Trường ĐH Sư phạm Hà Nội triển khai. “Thời điểm đó, ngành giáo dục cần có một lực lượng cán bộ quản lý, giáo viên có trình độ để tiên phong thực hiện đổi mới và triển khai những chương trình, đề án của ngành. Do đó, đây là chương trình rất ý nghĩa, đội ngũ được đào tạo rất bài bản. Lực lượng này trở thành nòng cốt tiên phong đưa làn gió mới là những hoạt động đổi mới giáo dục vào ngành giáo dục thành phố khi đó”, NGƯT Nguyễn Văn Ngai cho biết thêm.

Đặt trong bối cảnh hiện nay, khi TP.HCM đang triển khai rất nhiều chương trình, đề án mang tính đột phá, đặc biệt là chiến lược ngành giáo dục thành phố đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đặt rõ mục tiêu xây dựng ngành tiệm cận với khu vực và thế giới. Cụ thể, ngành giáo dục TP.HCM đạt trình độ tiên tiến khu vực châu Á vào năm 2030 và đạt trình độ tiên tiến thế giới vào năm 2045. Trong đó cũng nêu rõ, đến năm 2030, thành phố có 100% giáo viên tiểu học, THCS, THPT có trình độ cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên (hoặc tương đương) trở lên; 40% giáo viên THPT có trình độ thạc sĩ chuyên ngành.

NGƯT Nguyễn Văn Ngai cho rằng hơn lúc nào hết ngành giáo dục thành phố rất cần đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên chất lượng cao chứ không chỉ dừng ở đạt chuẩn để triển khai hiệu quả những mục tiêu mà ngành giáo dục thành phố và thành phố đặt ra. “Trên thực tế có thể thấy khi thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018, đội ngũ giáo viên thành phố đã có những bước chuyển mạnh mẽ trong nhận thức, tư duy, đổi mới, tự học và sáng tạo. Để đáp ứng được đòi hỏi và mục tiêu mà chương trình mới đặt ra, thầy cô đã tự nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ. Tuy nhiên, để động viên, khuyến khích đội ngũ nâng cao trình độ vượt chuẩn đáp ứng với đòi hỏi của chiến lược phát triển ngành giáo dục thành phố thì rất cần thêm cơ chế động viên, khuyến khích cho thầy cô”, NGƯT Nguyễn Văn Ngai kiến nghị.

Ông đồng thời nhấn mạnh rằng thực tiễn đã cho thấy đội ngũ có năng lực, trình độ chuyên môn cao, vượt chuẩn đã trở thành lực lượng nòng cốt, nền móng để nâng cao chất lượng giáo dục toàn ngành. Do đó, việc có thêm các cơ chế, chính sách khuyến khích đội ngũ nâng cao năng lực, chuyên môn nghiệp vụ vượt so với chuẩn là cần thiết và cấp bách.

Khuyến khích nhà trưng h tr kinh phí cho đi ngũ nâng cao trình đ

Ông Trịnh Vĩnh Thanh (Trưởng phòng GD-ĐT Q.Gò Vấp) thông tin, hiện nay toàn quận có 119 trường cả trong và ngoài công lập. Trong đó có 60 trường công lập. Số trường đạt chuẩn quốc gia là 19 trường và 13 trường đạt kiểm định chất lượng giáo dục. Tổng số học sinh là 86.139 em; tổng số nhân sự là 6.106 người, trong đó cán bộ quản lý 320, giáo viên 4.062, nhân viên 1.724… Theo ông, số giáo viên có trình độ vượt chuẩn là thạc sĩ đa phần tập trung ở các trường theo mô hình trường tiên tiến, hội nhập quốc tế vì đây là một trong những yêu cầu của trường theo mô hình này. Tuy nhiên, về trình độ tiến sĩ, toàn quận chỉ có 1 tiến sĩ ở bậc tiểu học. “Đòi hỏi nâng cao trình độ chuyên môn vượt chuẩn đối với đội ngũ giáo viên là hết sức cần thiết trong bối cảnh hiện nay chứ không chỉ dừng ở việc đội ngũ đạt chuẩn. Để thực hiện được mục tiêu của chiến lược phát triển ngành giáo dục thành phố cũng như chiến lược phát triển ngành giáo dục Q.Gò Vấp, tới đây Phòng GD-ĐT Q.Gò Vấp sẽ đề xuất Quận ủy, UBND quận có chủ trương khuyến khích các trường xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ, trong đó có nội dung hỗ trợ kinh phí cho giáo viên nâng cao trình độ thạc sĩ, tiến sĩ với điều kiện học xong phải cam kết phục vụ cho nhà trường”, ông Trịnh Vĩnh Thanh cho biết.

Theo ông Trịnh Vĩnh Thanh, các trường hoàn toàn có thể xây dựng được cơ chế khuyến khích giáo viên vượt chuẩn chỉ cần được trao chủ trương giúp nhà trường chủ động xây dựng. “Chất lượng đội ngũ luôn đi cùng với chất lượng giáo dục. Khi đội ngũ có trình độ chuyên môn cao thì kéo theo đó là chất lượng giáo dục sẽ được nâng cao. Với những yêu cầu đặt ra của ngành giáo dục thành phố hiện nay thì không chỉ đòi hỏi đội ngũ đạt chuẩn đào tạo mà xa hơn nữa là phải vượt chuẩn đào tạo. Có chủ trương, cơ chế cho điều này là rất cần thiết”, ông Trịnh Vĩnh Thanh khẳng định.

Bài, ảnh: Thành Nam

 

Khi đi ngũ có trình đ chuyên môn cao thì cht lưng giáo dc s đưc nâng cao (nh minh ha)

Bình luận (0)