Nhịp cầu sư phạmChuyện học đường

Dạy thêm trái phép làm mai một vị thế nghề giáo

Tạp Chí Giáo Dục

B GD-ĐT đã đăng ti d tho thông tư quy đnh v dy thêm, hc thêm trên cng thông tin đin t ca ngành đ ly ý kiến góp ý rng rãi, nhm thay thế Thông tư hin hành quy đnh v dy thêm, hc thêm s 17/2012/TT-BGDĐT. T d tho này, mt s quy đnh có hưng “ci m” còn gây nghi ngi, băn khoăn cho dư lun v hin tưng dy thêm trái phép.

Để hoạt động dạy thêm, học thêm đạt được hiệu quả từ mọi phía, trên hết vẫn là cái tâm của người thầy (ảnh minh họa). Ảnh: T.L

Dy thêm trái phép tim n nhiu h ly

Dạy thêm trái phép là hoạt động ngược lại với dạy thêm chính đáng, trái các quy định hiện hành; giáo viên (GV) dạy thêm/tổ chức dạy thêm trái phép có thể bị xử phạt đến 40 triệu đồng, đồng thời bị xử lý kỷ luật đến mức cao nhất là buộc thôi việc. Dạy thêm trái phép gây áp lực, làm cho học sinh (HS) căng thẳng, lo âu, thậm chí trầm cảm vì phải học nhiều hơn mức cần thiết, không còn thời gian nghỉ ngơi, vui chơi, giải trí, mất đi tuổi thơ, khiến tâm sinh lý các em bị ảnh hưởng. Vì đã biết trước các kiến thức khi học thêm, nên HS lơ là giờ học chính khóa, nói chuyện, làm việc riêng, gây ảnh hưởng đến lớp học. Cũng bởi phải học đi, học lại bấy nhiêu đơn vị kiến thức, chừng ấy nội dung của bài học nên HS thấy nhàm chán, nhất là đối với các em có học lực khá giỏi thực sự. Ngoài ra, dạy thêm trái phép cũng làm cho xã hội hiểu sai khái niệm dạy thêm chính đáng, gồm dạy bồi dưỡng HS giỏi, phụ đạo HS yếu, dạy các môn kỹ năng, nghệ thuật… cho HS; đồng thời làm lệch lạc mục tiêu của chương trình mới là phát triển toàn diện năng lực, phẩm chất cho HS. Dạy thêm trái phép còn tạo ảo tưởng cho HS về năng lực của mình, số HS học thêm được GV “bao” điểm cao, dễ ngộ nhận về kết quả “ảo” của mình, có tâm lý ỷ lại, đến khi thi theo đề chung của phòng/sở/Bộ GD-ĐT đạt điểm thực chất không như ở trường, trở nên hoang mang; còn HS không đi học thêm bị GV kỳ thị, bị “đì”, dù đã cố gắng hết sức mà điểm tổng kết vẫn thấp, thì âu lo về kết quả chính khóa chưa đúng thực lực đó của mình.

Nếu như các cơ quan chức năng không có giải pháp hiệu quả chấn chỉnh hiện trạng dạy thêm trái phép tràn lan thì ngoài việc làm cho một bộ phận HS thờ ơ, mất đi động lực học tập của mình vì kết quả trên lớp không thực chất, còn kéo theo việc khen thưởng HS thiên vị, thiếu chính xác, và hệ lụy là căn “bệnh thành tích” trong giáo dục ngày một trầm kha.

Dy thêm trái phép nh hưng v thế ngh giáo

Đáng lo ngại nhất, dạy thêm trái phép gây phản cảm hình ảnh người thầy, suy giảm vị thế nghề giáo, vì GV dạy thêm trái phép thường sử dụng chiêu trò “gợi ý”, o ép, buộc HS phải học thêm dù các em không có nhu cầu, đồng thời trù dập HS không đi học thêm, tạo luồng dư luận xấu trong xã hội. Dạy thêm trái phép hiện nay, chủ yếu là GV dạy trước kiến thức chương trình, dẫn đến chất lượng giờ dạy chính khóa trên lớp không đảm bảo, tri thức bị bớt xén, kiến thức chính và phần lớn nội dung cơ bản dành cho lớp dạy thêm; GV mớm bài cho HS học thêm để các em đạt kết quả kiểm tra cao, tạo ra sự bất bình đẳng trong học tập và thi cử. Cần thẳng thắn nhìn nhận: GV dạy thêm trái phép để thu tiền HS là lợi dụng vị thế nhằm vụ lợi, cũng là một dạng tham nhũng, bất chấp việc đã tự mình gây ảnh hưởng tiêu cực đến hình ảnh nhà giáo. Đồng thời, GV khó công bằng với tất cả HS, gây ra sự bất công trong ứng xử, đánh giá HS, tạo thêm áp lực cho phụ huynh về kinh tế lẫn tâm lý.

Ai biết, trong bó hoa chúc mừng, tri ân thầy cô (dạy thêm trái phép) nhân các ngày lễ – kèm theo chiếc phong bì – đó có thực sự là tấm lòng phụ huynh nhằm tri ân công lao thầy cô dạy dỗ HS, hay ngầm chứa dụng ý gửi gắm để GV ưu ái con mình hơn về điểm số, kết quả, làm ảnh hưởng quan niệm “tôn sư trọng đạo” đối với nghề cao quý?

Gii pháp đy lùi nn dy thêm trái phép

Hiện nay, nhiều nhà quản lý, các chuyên gia giáo dục đang loay hoay bởi những băn khoăn về hoạt động dạy thêm; do đó cần có những giải pháp kịp thời, phù hợp, hiệu quả hơn, tránh tư duy cực đoan “không quản được thì cấm”. Trước hết, GV sàng lọc đối tượng HS cần phụ đạo (số HS yếu), nhà trường tuyển chọn đội ngũ GV có kinh nghiệm, năng lực chuyên môn để phụ đạo theo chương trình chính khóa đã quy định; GV không dạy trước kiến thức, nhằm đảm bảo quyền lợi cho HS được công bằng thụ hưởng cơ hội học tập mà không bị căng thẳng, mệt mỏi, áp lực về tinh thần, thời gian. Chỉ phụ đạo những môn HS yếu cần bổ sung kiến thức chứ không dạy tất cả các môn, với tất cả HS; phân bổ lịch học thêm hợp lý, khoa học, đảm bảo sức khỏe, thời gian nghỉ ngơi, giải trí cho HS và GV; ấn định mức thu học phí học thêm phù hợp. Không nên để GV dạy thêm HS chính khóa của mình, cấm dạy thêm với HS có thời khóa biểu đã học 2 buổi/ngày; các cấp quản lý giáo dục cần giao hiệu trưởng chịu hoàn toàn trách nhiệm với cấp trên nếu để GV trường mình dạy thêm trái phép. Đồng thời, nhà trường cần tăng cường dạy thêm chính đáng trong trường học, bố trí thời gian hợp lý để dạy thêm kỹ năng, năng khiếu nhằm phát triển năng lực HS, như  dạy các môn nghệ thuật, thể thao theo nhu cầu tự nguyện của HS và phụ huynh, không thu tiền, hoặc có mức chi phí thỏa thuận phù hợp.

Dạy thêm chính đáng sẽ tăng thu nhập cho GV một cách hợp pháp, nâng cao tay nghề, giúp thầy cô thêm yêu nghề, rèn luyện thêm kỹ năng, phương pháp giảng dạy hiệu quả trong giờ chính khóa, gắn bó với nghề nghiệp, an tâm công tác. Thực tế cho thấy, nhiều quốc gia trên thế giới, kể cả những nước tiên tiến như Singapore, Hàn Quốc vẫn cho phép dạy thêm, và đã giúp nâng cao năng lực cho HS, tăng thu nhập cho GV. Đảm bảo minh bạch, công khai, đúng yêu cầu của người dân, hoạt động dạy thêm chính đáng sẽ khôi phục, tăng cường niềm tin của xã hội về hình ảnh người thầy, nghề dạy học cao quý và ngành giáo dục với cái nhìn tích cực như đã từng được nhìn nhận; tạo ra môi trường học tập an toàn, hiệu quả và công bằng cho tất cả HS; mang lại nhiều lợi ích cho HS, GV và xã hội.

Dạy thêm trái phép hiện đang là vấn đề gây bức xúc trong xã hội; đau lòng nhất là nó đang dần làm mai một hình ảnh nghề giáo, vị thế người thầy mô phạm, mẫu mực, trong sáng, liêm chính, công bằng, đồng thời gây ảnh hưởng không nhỏ đến truyền thống “tôn sư trọng đạo” tốt đẹp của dân tộc ta. Để từng bước đẩy lùi và tiến đến xóa bỏ hoạt động dạy thêm trái phép, rất cần một hành lang pháp lý có hiệu lực để quản lý hoạt động dạy thêm, học thêm, dưới sự phối hợp đồng bộ giám sát chặt chẽ, hiệu quả của các lực lượng xã hội bao gồm: GV, phụ huynh, nhà trường và các cơ quan quản lý giáo dục. Ngoài việc GV cần tuân thủ hoạt động dạy thêm đúng quy định, ngành giáo dục cần có tăng cường hoạt động dạy thêm chính đáng, đem lại lợi ích thực sự cho các bên tham gia, giúp HS được phát triển toàn diện, đúng như mục tiêu của chương trình mới.

Cuối cùng, để hoạt động dạy thêm, học thêm đạt được hiệu quả từ mọi phía, xóa bỏ hiện tượng tiêu cực, biến tướng, vụ lợi của việc dạy thêm trái phép, trên hết vẫn là cái tâm của người thầy, cùng ý thức toàn tâm, toàn ý của nhà giáo vì mục tiêu phát triển của sự nghiệp giáo dục nước nhà trước thời cơ, vận hội mới: kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Đ Thành Dương

Bình luận (0)