Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

TP.HCM tìm giải pháp tăng trưởng xanh

Tạp Chí Giáo Dục

 

UBND TP.HCM va ban hành kế hoch hành đng tăng trưng xanh giai đon 2024-2030 nhm thúc đy tăng trưng xanh, phát trin bn vng, kinh tế tun hoàn, gim phát thi khí nhà kính, ng phó vi biến đi khí hu, góp phn xóa đói gim nghèo và to đng lc thúc đy tăng trưng kinh tế bn vng. Đ thc hin thành công kế hoch này, các nhà khoa hc cho rng cn nhiu gii pháp đt qua thách thc.

Để hướng tới tăng trưởng xanh, TP.HCM đầu tư cơ sở hạ tầng xử lý rác và nước thải (Trong ảnh: Nhà máy xử lý nước thải Bình Hưng vừa được đưa vào sử dụng)

Kinh tế xanh – la chn tt yếu

Ông Nguyễn Văn Dũng – Phó Chủ tịch UBND TP.HCM – cho biết, ngày 1-10-2021, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành quyết định phê duyệt chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Chiến lược này đặt ra mục tiêu tổng quát là tăng trưởng xanh góp phần thúc đẩy cơ cấu lại nền kinh tế, gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng nhằm đạt được thịnh vượng về kinh tế, bền vững về môi trường và công bằng xã hội. Từ đây, nhu cầu về thúc đẩy các hoạt động kinh tế bền vững trên tất cả các lĩnh vực được đặt lên hàng đầu và là mối quan tâm của nhân dân, cộng đồng các doanh nghiệp.

TP.HCM có vai trò là trung tâm kinh tế, khoa học công nghệ, cửa ngõ giao lưu quốc tế của cả nước, địa phương tiên phong trong việc đề xuất và thực hiện các chính sách trọng điểm của quốc gia, cũng đang hoàn thiện khung chiến lược phát triển xanh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Khung chiến lược phát triển xanh này gồm bốn nội dung: Phát triển nguồn lực xanh; xây dựng hạ tầng xanh; phát triển hành vi xanh; xác định ngành và lĩnh vực tiên phong.

TP.HCM xác định xây dựng ba trụ cột lớn. Thứ nhất là khung pháp lý (đang xây dựng gần 80 chương trình đề án, chiến lược, chính sách hỗ trợ cho tất cả lĩnh vực sản xuất).

Thứ hai là bộ tiêu chí đo lường trong sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng, du lịch, công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ, từng phân xưởng, nhà máy, gia đình…

Thứ ba là mô hình mẫu, một địa phương xanh (huyện Cần Giờ), xưởng sản xuất xanh, công trình, bệnh viện, trường học xanh…

Ông Dũng cho rằng, xây dựng nền kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn là lựa chọn tất yếu để vừa đáp ứng yêu cầu tăng trưởng, vừa góp phần đảm bảo cho người dân TP một môi trường sống lành mạnh và vì sự phát triển bền vững.

“Đây là chủ trương hoàn toàn phù hợp với những định hướng được Đại hội XIII của Đảng đề ra và cũng là mục tiêu phát triển của Đại hội đại biểu Đảng bộ TP.HCM lần thứ XI”, ông Dũng nói.

Phát trin d án, công trình xanh

Kinh tế xanh trở thành một lĩnh vực sôi động thu hút sự hưởng ứng của nhiều nhà đầu tư, doanh nghiệp và đông đảo người dân. Quá trình này được đánh giá là gặp nhiều thuận lợi nhưng cũng đối diện với những khó khăn, thách thức, nhất là các vướng mắc liên quan đến các quy định, hành lang pháp lý…

GS.TS Đỗ Văn Đại – Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Luật TP.HCM – cho rằng, phát triển kinh tế xanh cần có vốn để đầu tư vào cơ sở hạ tầng, con người, công nghệ. Chúng ta cần xây dựng được những tiêu chí cụ thể để đảm bảo nguồn vốn được sử dụng phù hợp và nên học hỏi kinh nghiệm quốc tế về chủ đề này như Bộ nguyên tắc về trái phiếu xanh.

“Đối với những dự án hướng tới kinh tế xanh, cần có cơ chế ưu đãi như cấp vốn với điều kiện tiếp cận đơn giản hơn, dễ tiếp cận hơn tài trợ của Nhà nước hay tổ chức nước ngoài; ưu đãi về lãi suất; ưu đãi về thuế… Sự ưu đãi là cần thiết để thúc đẩy các dự án xanh và để các nhà đầu tư an tâm hơn”, GS.TS Đại chia sẻ.

Theo PGS.TS Nguyễn Hồng Quân – Viện trưởng Viện Kinh tế tuần hoàn, ĐH Quốc gia TP.HCM, kinh tế tuần hoàn không chỉ mang lại lợi ích kinh tế mà còn đóng góp tích cực vào sự phát triển bền vững của xã hội và môi trường. Để khai thác tối đa những giá trị này, sự tham gia chủ động của Nhà nước là vô cùng cần thiết. Việc xây dựng và hoàn thiện khung pháp lý, chính sách hỗ trợ cùng với các chương trình nâng cao nhận thức sẽ tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp và cộng đồng cùng nhau phát triển các mô hình kinh tế tuần hoàn hiệu quả. Đặc biệt, sự hợp tác với các tổ chức quốc tế sẽ giúp Việt Nam tiếp cận những công nghệ và kinh nghiệm tiên tiến trong lĩnh vực này.

“TP.HCM có thể tiếp cận kinh tế tuần hoàn theo hướng trên nền tảng công nghệ 4.0, đổi mới sáng tạo, cải thiện, tạo môi trường sống xanh sạch, hiện đại; đồng thời bảo tồn và phát triển các hệ sinh thái. Chẳng hạn, TP.HCM phát triển dự án công trình xanh, cải tạo và nâng cấp đô thị trên cơ sở lồng ghép các giá trị mới xanh, ứng phó với biến đổi khí hậu hay xem xét tái chế, tái sử dụng nguồn nguyên vật liệu”, PGS.TS Quân nêu ý kiến.

Ông Tống Viết Thành – Phó Trưởng phòng Quản lý chất thải rắn, Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM – thông tin, rác thải sinh hoạt trên địa bàn TP phát sinh trung bình khoảng 13.000 tấn/ngày. Sau phân loại, tái chế và đưa về các nhà máy xử lý trung bình phát sinh khoảng 10.000 tấn/ngày.

Để hướng tới tăng trưởng xanh, Sở Tài nguyên và Môi trường TP tiếp tục rà soát, tham vấn Bộ Tài nguyên và Môi trường để hoàn thiện khung pháp lý, triển khai quy hoạch xử lý chất thải và văn bản quy phạm pháp luật về quản lý rác thải trên địa bàn TP. Ưu tiên chuyển đổi công nghệ xử lý rác sinh hoạt hiện hữu theo hướng hiện đại, thân thiện với môi trường. Nâng cao nhận thức cộng đồng trong việc sử dụng các sản phẩm thân thiện với môi trường gắn với việc xây dựng, triển khai thực hiện đề án giảm phát thải trên địa bàn TP.

“Ngoài ra, chúng tôi cũng nghiên cứu, triển khai thực hiện các mô hình thí điểm phân loại rác tại nguồn để từng bước hoàn thiện, nhân rộng các mô hình phân loại, tái chế chất thải theo hướng tuần hoàn vật liệu, giảm phát sinh chất thải hướng đến nền kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh”, ông Thành cho biết.

Khai thác năng lưng tái to

GS.TS Lê Thanh Hải – Viện trưởng Viện Môi trường và Tài nguyên (ĐH Quốc gia TP.HCM) – cho rằng, tiềm năng năng lượng tái tạo của Việt Nam là rất lớn về mặt tự nhiên và địa lý. Chúng ta có rất nhiều nguồn năng lượng như năng lượng mặt trời, năng lượng từ gió để khai thác.

“Để khai thác tiềm năng này, Chính phủ cần có những hành động cụ thể như đưa ra chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế tuần hoàn trong từng giai đoạn. Qua đó sẽ đưa được giải pháp, chương trình để phát triển trong từng năm, hướng đến kinh tế xanh”, GS.TS Hải góp ý.

PGS.TS Nguyễn Thị Hồng Nguyệt – Trưởng khoa Kinh tế, Trường ĐH Tài nguyên và Môi trường TP.HCM – cũng nhìn nhận, Việt Nam có nhiều tiềm năng về phát triển năng lượng tái tạo. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều khó khăn đối với năng lượng tái tạo như chưa có dự luật chính sách cụ thể. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng chưa hoàn thành quy hoạch tổng thể quốc gia về phát triển năng lượng tái tạo, bị giới hạn công suất, cơ sở hạ tầng, công nghệ còn thiếu và yếu… Thời gian tới cần luật hóa về năng lượng tái tạo, lập quy hoạch và kế hoạch phát triển.

Song Hu

Bình luận (0)