Y tế - Văn hóaVăn hóa nghệ thuật

Thai giáo hạn chế tình trạng bạo lực học đường

Tạp Chí Giáo Dục

Nhng đa tr đưc thai giáo t trong bng m khi đi hc các em có kh năng tiếp thu kiến thc tt, d hòa nhp vi thy cô và bn bè. Các em cũng biết qun lý cm xúc tt hơn, t đó hn chế đưc nhng vn đ v bo lc hc đưng.

Bà Trần Thị Diệu Hằng (huấn luyện viên dinh dưỡng và sức khỏe nội tiết) chia sẻ về thai giáo 

Giúp con tr thành đa tr ngoan

Bà Trần Thị Diệu Hằng (huấn luyện viên dinh dưỡng và sức khỏe nội tiết) cho rằng, thời điểm quyết định đưa con đến thế giới này cũng là lúc chúng ta bước chân vào hành trình làm cha mẹ. Đây là một bước ngoặt lớn, một sự thay đổi quan trọng trong cuộc đời chúng ta. Nhưng có khi nào chúng ta tự hỏi mình đã thật sự sẵn sàng làm cha mẹ chưa; mình đã chuẩn bị sức khỏe tốt chưa; có kiến thức, kỹ năng nuôi dạy con tốt chưa…

Theo bà Hằng, việc nuôi dạy trẻ từ ngày mới chào đời đến khi chúng trưởng thành là cả một hành trình dài mà các bậc cha mẹ nào cũng phải nỗ lực hết sức để hoàn thành. Không phụ huynh nào mà không muốn con mình được phát triển toàn diện, được lớn lên trong điều kiện tốt nhất. Đương nhiên không phải là các yếu tố như xuất thân, hoàn cảnh, vật chất… mà chính phương pháp giáo dục của cha mẹ mới thực sự quyết định sự khôn lớn của trẻ. Trong khi đó, tại Việt Nam, hầu như việc nuôi con là trách nhiệm hoàn toàn của cha mẹ. Chính vì vậy, nếu muốn con phát triển toàn diện thì buộc họ phải có đủ cả ba yếu tố: tiền, thời gian và công sức. Chính những vấn đề trên đã khiến nhiều bậc cha mẹ cảm thấy kiệt sức, thậm chí là hối hận khi sinh con. Họ hối hận không phải vì không yêu thương, không cần con mà là vì cảm thấy có lỗi khi con mình không được hạnh phúc như những đứa trẻ khác.

Chính cảm giác tội lỗi đó đã khiến cha mẹ cảm thấy hối hận khi mang con đến với thế giới này. Từ đó dẫn đến những hành vi đáng tiếc, nghiêm trọng nhất là tự tử. Thế nhưng, đa phần phương pháp hướng dẫn nuôi con hiện nay chỉ chú trọng đến việc làm sao nuôi dạy con một cách hiệu quả, mà quên đi việc hướng dẫn cha mẹ cách chăm sóc sức khỏe tinh thần của mình. “Chúng ta không chỉ trở thành cha mẹ khi con chào đời mà từng giai đoạn trong quá trình mang thai cũng đã mang trong mình những trách nhiệm không hề nhỏ của người làm cha mẹ. Ít ai biết rằng nền tảng sức khỏe, trí tuệ và tinh thần của trẻ được xây dựng và phát triển từ trong bụng mẹ”, bà Hằng nói.

Trẻ được thai giáo sẽ thích nghi tốt với môi trường xung quanh

Do vậy, việc chuẩn bị tâm thế để sinh con và nuôi dạy con trở thành đứa trẻ tốt, có trách nhiệm là điều quan trọng nhất. Muốn làm tốt điều đó, cha mẹ không chỉ trang bị về sức khỏe mà còn trang bị kỹ năng làm cha mẹ, kỹ năng nuôi dạy con. “Thai giáo là cách mà nhiều bậc phụ huynh lựa chọn. Bởi thai giáo là cách giáo dục tốt nhất cho trẻ và cả cha mẹ”, bà Hằng cho biết.

Hn chế xy ra bo lc hc đưng

Theo thạc sĩ tâm lý học Đỗ Thanh Huyền, thai giáo là hoạt động đơn giản nhưng mang lại hiệu quả tích cực, tạo cho em bé nền tảng cảm xúc, ổn định tâm sinh lý ngay từ khi còn trong bụng mẹ. Chính vì vậy, khi sinh ra trẻ cũng có sự yêu thương, trở thành em bé có IQ tốt. Trong hoạt động thai giáo còn kích thích giác quan của trẻ, giúp trẻ nhạy bén, linh hoạt, lanh lợi, có xu hướng thích khám phá thế giới bên ngoài. Bên cạnh đó, thai giáo còn tạo ra sự kết nối tuyệt vời giữa mẹ với con, cha với con và các thành viên trong gia đình. Nếu người cha tham gia vào quá trình thai giáo thì rất tuyệt vời. Điều này kết nối cha với con, tạo cho mẹ cảm xúc tích cực, mẹ tiết ra những “hormone hạnh phúc” và truyền đến thai nhi. Đồng thời, người mẹ cũng giảm các vấn đề liên quan đến sức khỏe tinh thần như lo âu, căng thẳng… Từ đó, người mẹ sẽ luôn có cảm giác bình an, hạnh phúc, tránh bệnh trầm cảm trong thai kỳ hoặc sau sinh. “Thai giáo ở đây nên tập trung vào bản thân cha mẹ trước, đặc biệt là người mẹ chứ không chỉ tập trung vào trẻ; bởi vì cha mẹ vui vẻ thì trẻ mới hạnh phúc và phát triển toàn diện”, bà Huyền nhấn mạnh.

“Nhng đa tr đưc thai giáo, ln lên và bưc ra đi các em rt d thích nghi vi môi trưng bên ngoài. Cho dù bt c môi trưng nào, các em đu cm thy t tin, có kh năng t hc hi, tìm tòi, khám phá thế gii xung quanh…”, thc sĩ tâm lý hc Đ Thanh Huyn cho biết.

Theo bà Huyền, những đứa trẻ được thai giáo, lớn lên và bước ra đời các em rất dễ thích nghi với môi trường bên ngoài. Cho dù ở bất cứ môi trường nào, các em đều cảm thấy tự tin, có khả năng tự học hỏi, tìm tòi, khám phá thế giới xung quanh. Những đứa trẻ được thai giáo có kỹ năng quan sát mọi vật nhanh, tinh hơn. Các em cũng dễ thành công hơn trong công việc và cuộc sống.

Đặc biệt, bà Huyền khẳng định, hoạt động thai giáo giúp hạn chế được tình trạng bạo lực học đường. Bởi vì những trẻ được thai giáo từ khi còn trong bụng mẹ thích nghi với môi trường tốt nên khi đi học các em sẽ hoạt bát, vâng lời thầy cô, dễ hòa hợp với bạn bè. Các em cũng dễ giao tiếp, tương tác tốt với thầy cô, bạn bè. Nhờ đó việc giảng dạy của thầy cô cũng trở nên thuận lợi hơn, tạo nên môi trường học tập thoải mái. “Khi có môi trường học tập tốt, thầy cô, bạn bè và chính bản thân các em sẽ hạn chế được những cảm xúc tiêu cực, biết điều chế cảm xúc, hạn chế được tình trạng bạo lực học đường”, bà Huyền chia sẻ.

Hành trình làm cha mẹ là hành trình rất dài, hạnh phúc có, khó khăn có, nên các bậc cha mẹ phải chủ động chuẩn bị tốt về mặt vật chất, tinh thần và kiến thức. Bên cạnh đó, cha mẹ phải có đủ thời gian và sự yêu thương dành cho trẻ. Chỉ khi có thời gian và sự yêu thương, cha mẹ mới có thể hiểu rõ con mình đang cần gì, gặp vấn đề gì và giúp con đưa ra những định hướng, lời khuyên hợp lý.

Bài, ảnh: Kiu Khánh

Bình luận (0)