Hướng nghiệp - Tuyển sinhTư vấn tuyển sinh

Muốn bước ra thế giới phải chuẩn bị những gì?

Tạp Chí Giáo Dục

Đó là băn khoăn ca nhiu hc sinh trong chương trình hưng nghip “Cùng bn chn ngh cho tương lai” ln th 17 din ra ti Trưng THPT Trn Hu Trang (Q.5) mi đây. Chương trình do Tp chí Giáo dc TP.HCM phi hp cùng S GD-ĐT TP.HCM, ĐHQG TP.HCM và Trung tâm Phát trin GD-ĐT phía Nam (B GD-ĐT) t chc, vi s đng hành ca Trưng ĐH Kinh tế – Tài chính TP.HCM và Trưng ĐH Công ngh TP.HCM.

Chuyên gia đang tư vấn cho học sinh Trường THPT Trần Hữu Trang 

Vng kiến thc và k năng

Với xu hướng hội nhập, nhiều học sinh mong muốn được làm việc trong môi trường quốc tế để phát triển bản thân. Tuy nhiên, các em cũng lo sợ sự cạnh tranh trong thị trường lao động. Cụ thể, Hữu Phát (học sinh lớp 12A3) bày tỏ: “Hiện em rất quan tâm đến ngành kinh doanh quốc tế, vì nghe nói học ngành này ra trường sẽ được làm việc với người nước ngoài. Em không biết tốt nghiệp ngành này có dễ tìm được việc làm không? Người học cần rèn luyện những gì để sau này tìm được công việc tốt?”. Trả lời câu hỏi này, ThS. Nguyễn Ngọc Thạch (Phó Giám đốc Trung tâm Tư vấn tuyển sinh, Trường ĐH Kinh tế – Tài chính TP.HCM) cho biết, kinh doanh quốc tế là ngành học liên quan đến hoạt động kinh doanh xuyên quốc gia. Đây là một lĩnh vực năng động và mang tính toàn cầu, cung cấp những kiến thức chung về quản trị kinh doanh, về chiến thuật, chiến lược kinh doanh xuyên quốc gia. Do vậy, khi tốt nghiệp ngành này, sinh viên sẽ có nhiều cơ hội làm việc trong các công ty nước ngoài hoặc công ty tại Việt Nam có liên doanh với nước ngoài. Nhằm mở rộng kinh doanh xuất nhập khẩu, cả doanh nghiệp trong nước và nước ngoài đều có nhu cầu tuyển dụng những cử nhân ngành kinh doanh quốc tế. Sinh viên tốt nghiệp ngành này thường có cơ hội làm ở các vị trí như: nhân viên, trợ lý xuất nhập khẩu, giảng dạy… Khi đã có “trong tay” 3 đến 5 năm kinh nghiệm, các em có thể được giao chịu trách nhiệm kinh doanh xuất nhập khẩu một khu vực và sau đó có thể trở thành một nhà quản lý, lãnh đạo trong lĩnh vực này. “Để phát triển trong lĩnh vực này, người học phải trang bị tốt kỹ năng ngoại ngữ, kỹ năng giao tiếp, biết lập kế hoạch, làm việc nhóm… Khi vững kỹ năng và kiến thức, các em có thể cạnh tranh trong thị trường lao động, không phải lo thất nghiệp”, ThS. Nguyễn Ngọc Thạch chia sẻ.

Tiếp tục giải đáp câu hỏi của Tất Thục Huyền (học sinh lớp 12A2) về việc nên chọn chuyên ngành nào trong ngành tâm lý học, ThS. Nguyễn Ngọc Thạch thông tin, tâm lý học là ngành học lâu đời nhưng ở Việt Nam thì mới phát triển trong những năm gần đây. Ngành tâm lý học có các chuyên ngành sau: tâm lý học trị liệu, tâm lý học đường và tâm lý học ứng dụng. Cụ thể, người học ngành tâm lý học trị liệu ra trường sẽ làm việc ở các bệnh viện, điều trị tâm lý cho bệnh nhân. Còn ngành tâm lý học đường làm công việc tư vấn, hỗ trợ học sinh tại các trường học về vấn đề tâm lý lứa tuổi. Trong khi đó, ngành tâm lý học ứng dụng làm việc trong các doanh nghiệp, công ty với vai trò nghiên cứu hành vi người tiêu dùng, tháo gỡ khó khăn cho người lao động… Tại Việt Nam, ngành tâm lý học có nhiều trường đào tạo và có nhiều hướng đi. Quan trọng là các em muốn lựa chọn hướng đi nào phù hợp với đam mê, sở thích của bản thân. Nếu không muốn làm việc trong nước, các em có thể học lên cao và làm việc cho đối tác nước ngoài”, ThS. Nguyễn Ngọc Thạch thông tin.

Nhu cu tuyn dng cao

Trong chương trình, nhiều học sinh cũng cho biết rất quan tâm đến ngành công nghệ thông tin. Một học sinh nêu băn khoăn: “Em dự định chọn ngành công nghệ thông tin nhưng không biết làm sao để xác định được công việc của ngành này?”. Giải đáp băn khoăn này, ThS. Phan Minh Thiện (Phó ban Tuyển sinh, Trường ĐH Công nghệ TP.HCM) cho biết, ngành công nghệ thông tin có nhiều chuyên ngành như: Khoa học máy tính, kỹ thuật máy tính, hệ thống thông tin, kỹ thuật phần mềm… Để xác định được công việc nào trong ngành công nghệ thông tin, các em phải lựa chọn được chuyên ngành học. Trong quá trình học chuyên ngành, các em sẽ được đào tạo các kiến thức để hỗ trợ cho nghề nghiệp. Bên cạnh đó, nhà trường sẽ tổ chức các ngày hội tuyển dụng việc làm, chương trình giao lưu, thực tập, kiến tập… Lúc này các em sẽ biết được nhiều công việc liên quan và lựa chọn để sau khi tốt nghiệp bước vào thị trường lao động. “Phần lớn những công việc liên quan đến ngành công nghệ thông tin đều liên quan đến ngoại ngữ, tính toán. Do vậy, các em cần trang bị nền tảng kiến thức vững, giỏi toán và ngoại ngữ để làm tốt công việc của mình”, ThS. Phan Minh Thiện lưu ý.

Học sinh Trường THPT Trần Hữu Trang chia sẻ khó khăn trong việc lựa chọn ngành nghề

“Cơ hội nào cho người lao động khi học ngành trí tuệ nhân tạo?”, đó là câu hỏi của Tấn Sang (học sinh lớp 12A5) đặt cho ban tư vấn. Ông Dương Trọng Nhân (Phó Trưởng phòng Tư vấn tuyển sinh, Trường ĐH Greenwich Việt Nam) cho hay, trí tuệ nhân tạo là một trong những ngành đào tạo hiện nay của Trường ĐH Greenwich Việt Nam. Với xu hướng của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, trí tuệ nhân tạo là ngành học mới được nhiều bạn trẻ yêu thích, theo học. Chúng ta có thể ví trí tuệ nhân tạo như một con người vì nó hoạt động như con người, thay con người làm nhiều công việc. Trí tuệ nhân tạo giúp con người có cuộc sống dễ dàng hơn, đưa ra được những câu trả lời mà đôi khi con người không làm được. Mặc dù trí tuệ nhân tạo có nhiều ưu điểm nổi bật nhưng cũng không thể thay thế con người hoàn toàn. Do đó, các em không cần quá lo lắng. “Khi học ngành trí tuệ nhân tạo, sinh viên sẽ được đào tạo kiến thức về phần mềm, thiết kế robot, lập trình và phát triển AI… Ra trường, sinh viên có thể làm những công việc như: kỹ sư hạ tầng, kỹ sư phát triển… Nói chung, cơ hội nghề nghiệp của ngành trí tuệ nhân tạo rộng mở, các tập đoàn công nghệ lớn có nhu cầu tuyển dụng cao”, ông Dương Trọng Nhân khẳng định.

Bài, ảnh: H Trinh

Bình luận (0)