Nhịp cầu sư phạmChuyện học đường

Công tác y tế học đường: Nhiều khó khăn cần được tháo gỡ

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

Trong thi gian qua, công tác y tế hc đưng ti các trưng hc đã đưc chú trng nhm đm bo vai trò tuyến đu trong chăm sóc sc khe cho hc sinh. Tuy nhiên, nhiu khó khăn và bt cp vn tn ti, cn đưc tháo g đ công tác này phát huy hiu qu tt nht.

Sinh viên Trường Đại học Greenwich Việt Nam cơ sở TP.HCM trong một buổi tư vấn về sức khỏe phụ nữ 

Chuyn biến tích cc trong hot đng tuyên truyn

Học sinh không chỉ cần một môi trường học tập tốt mà còn phải được chăm sóc sức khỏe toàn diện, bao gồm các chương trình ngoại khóa, tuyên truyền về y tế và phòng chống bệnh tật thường gặp trong môi trường học đường.

Thời gian qua, hoạt động tuyên truyền y tế học đường tại các trường học đã ghi nhận nhiều kết quả tích cực nhờ sự phối hợp hiệu quả giữa các cơ quan y tế và cơ sở giáo dục. Học sinh và phụ huynh đều hưởng ứng nhiệt tình, tạo nên sự lan tỏa mạnh mẽ trong cộng đồng.

Bạn Ngô Hải Minh, học sinh lớp 10 Trường THPT Trưng Vương (quận 1, TP.HCM), chia sẻ rằng em và các bạn thường xuyên tham gia các buổi sinh hoạt ngoại khóa về an toàn giao thông và sức khỏe. Những hoạt động này đã giúp học sinh bổ sung nhiều kiến thức bổ ích để tự chăm sóc bản thân và hỗ trợ bạn bè khi cần.

Chị Nguyễn Hải Yến, mẹ của Hải Minh, cũng đánh giá cao các chương trình tuyên truyền này. “Tôi thấy các cháu học được rất nhiều từ các tiết chuyên đề mà trường lớp tổ chức. Qua các buổi ngoại khóa, học sinh có thêm kiến thức và kỹ năng ứng phó với những tình huống, yếu tố có khả năng ảnh hưởng đến sức khỏe ở môi trường giáo dục”.

Theo ThS.BS Nguyễn Duy Quân, Bệnh viện Da liễu TP.HCM, sự phát triển công nghệ 4.0 đang khiến học sinh dễ dàng tiếp cận nhiều thông tin không chính xác về sức khỏe. Vì thế, việc tổ chức các buổi tư vấn trong trường học là cần thiết để cung cấp thông tin chính xác và hướng dẫn học sinh cách chăm sóc bản thân đúng đắn. BS Quân cũng nhấn mạnh, ở tuổi dậy thì, học sinh rất dễ gặp các vấn đề về da do thay đổi nội tiết tố. Nếu không được hướng dẫn kịp thời, các em có thể tự ý điều trị sai cách, dẫn đến hậu quả nghiêm trọng.

Công tác y tế học đường hiện được thực hiện rộng rãi theo các chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Y tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo. Nhiều văn bản và đề án quan trọng, như đề án “Đảm bảo dinh dưỡng hợp lý và tăng cường hoạt động thể lực cho trẻ em, học sinh, sinh viên” giai đoạn 2018-2025, đã trở thành cơ sở pháp lý thúc đẩy việc chăm sóc sức khỏe trong môi trường giáo dục.

Học sinh Trường THPT Phan Đăng Lưu (quận Bình Thạnh, TP.HCM) trong một tiết sinh hoạt về mụn học đường

Dù đã có nhiều tiến bộ, y tế học đường vẫn đối mặt với những khó khăn lớn. Y sĩ Trần Thị Hiền, người có 12 năm kinh nghiệm tại Trường THPT Phan Đăng Lưu (quận Bình Thạnh, TP.HCM), chia sẻ rằng vai trò y tế học đường ngày càng rõ nét hơn sau đại dịch Covid-19. Tuy nhiên, nhân sự và cơ sở vật chất cho công tác này vẫn chưa đáp ứng đủ yêu cầu.

Một nhân viên y tế trường học thường phải kiêm nhiệm nhiều công việc, từ sơ cấp cứu, cấp phát thuốc đến quản lý bảo hiểm y tế và tổ chức các chương trình giáo dục sức khỏe. Sự thiếu hụt nguồn lực đã gây áp lực lớn lên nhân viên y tế, ảnh hưởng đến chất lượng chăm sóc sức khỏe cho học sinh.

Ông Đỗ Huy Khánh, Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Đồng Nai, cũng nhấn mạnh rằng việc truyền thông và giáo dục sức khỏe cho học sinh là rất quan trọng. Các bệnh thường gặp trong trường học, như cong vẹo cột sống, cận thị, bệnh răng miệng, hay các bệnh truyền nhiễm như sốt xuất huyết, cúm, đều cần được phòng ngừa hiệu quả.

Tuy nhiên, việc khám sức khỏe định kỳ và sơ cấp cứu ban đầu tại các trường học chưa được thực hiện đầy đủ do thiếu nhân lực và trang thiết bị. Cơ sở vật chất còn hạn chế, trong khi ngân sách đầu tư cho y tế học đường chưa đáp ứng nhu cầu thực tế.

Nhng bt cp cn gii quyết

Theo Điều 34 Nghị định 146/2018/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn biện pháp thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm y tế gây nhiều khó khăn cho cơ sở giáo dục trong việc trích nguồn bảo hiểm y tế học sinh để thực hiện công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu.

Xây dng mt môi trưng hc tp an toàn, h tr phát trin c v th cht ln tinh thn cho hc sinh là mc tiêu dài hn ca công tác y tế hc đưng. Điu này đòi hi s phi hp cht ch gia ngành y tế, ngành giáo dc và các t chc xã hi.

Cũng tại Điều 34 của Luật Bảo hiểm y tế, nhân viên phụ trách công tác y tế trường học phải có chứng chỉ nghề trung cấp y khoa trở lên, nhưng thực tế việc tuyển dụng ở nhiều cơ sở giáo dục không đáp ứng được yêu cầu này.

Ông Đỗ Huy Khánh nhấn mạnh rằng, để y tế học đường hoạt động hiệu quả hơn, cần đảm bảo mỗi trường học có nhân viên y tế hoặc ký hợp đồng với các cơ sở y tế địa phương. Đồng thời, các trung tâm y tế cấp huyện, trạm y tế xã phải có cán bộ chuyên trách về y tế học đường. Hiện nay, hơn 25% cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh Đồng Nai vẫn chưa có nhân viên y tế, gây khó khăn trong việc triển khai các hoạt động chăm sóc sức khỏe.

Ngoài ra, cần đẩy mạnh đầu tư cơ sở vật chất và trang thiết bị y tế cho trường học, cũng như tăng cường đào tạo chuyên môn cho đội ngũ y tế.

Xây dựng một môi trường học tập an toàn, hỗ trợ phát triển cả về thể chất lẫn tinh thần cho học sinh là mục tiêu dài hạn của công tác y tế học đường. Điều này đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ giữa ngành y tế, ngành giáo dục và các tổ chức xã hội.

Nếu được đầu tư đúng mức, y tế học đường không chỉ là tuyến đầu chăm sóc sức khỏe mà còn là nền tảng giúp học sinh phát triển toàn diện, chuẩn bị tốt hơn cho tương lai.

Thy Phm

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)