Y tế - Văn hóaVăn hóa nghệ thuật

Lục lễ trong đám cưới Nam bộ xưa

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

Theo din gi văn hóa Lương Hoài Trng Tính thì, nếu như đám cưi Nam b ngày trưc có 6 l, gm np th, vn danh, np kiết, np trưng, thnh k, thân nghinh thì đám cưi hin nay gin lưc còn 3 l, gm l nói, l hi và li.

Một đám cưới Nam bộ xưa 

Gin lưc nhưng ý nghĩa vn đưc gi nguyên

Diễn giả Lương Hoài Trọng Tính không chỉ là một người trẻ dành trọn tình yêu cho văn hóa, kiến trúc Việt mà còn là tác giả của nhiều quyển sách như Nam Kỳ kiến trúc khảo lược, Xuân Nam Kỳ có chi là lạ!, Nam Phương hoàng hậu: Vị quốc mẫu tân thời qua tư liệu báo chí (1934-1945), Nam Kỳ quan chế khảo lược (1802-1945)… Đặc biệt mới đây, diễn giả Lương Hoài Trọng Tính đã có những chia sẻ về phong tục cưới hỏi của người Nam bộ xưa, được lưu truyền qua nhiều thế hệ, mang nét sâu sắc và duyên dáng của vùng đất này.

Theo diễn giả Lương Hoài Trọng Tính, lục lễ trong đám cưới Nam bộ xưa gồm: nạp thái, vấn danh, nạp kiết, nạp trưng, thỉnh kỳ, thân nghinh. Tuy nhiên, theo thời gian và những biến chuyển của thời cuộc, từ 6 lễ giản lược còn 3 lễ nhưng vẫn giữ nguyên ý nghĩa truyền thống. Đó cũng chính là ý nghĩa câu nói “Cổ tuy lục lễ, hậu thế tồn tam”, tức xưa đám cưới có sáu lễ, về sau còn lại ba lễ.

Diễn giả văn hóa Lương Hoài Trọng Tính

Trong đó, lễ nạp thái nghĩa là nhà trai sẽ sang ngỏ ý tìm hiểu nhà gái về tuổi tác, nhan sắc lẫn tài trí. Có thể so sánh lễ nạp thể ngày trước như lễ coi mắt ngày nay nhưng lễ nạp thể mang nhiều phong tục để hai bên gia đình có thể tìm hiểu nhau. Tiếp theo là lễ vấn danh hay còn gọi là lễ vấn tánh, nhằm xác định họ tên của cô gái để kiểm tra tên có trùng với họ hàng hoặc có mối quan hệ huyết thống hay không. Diễn giả Lương Hoài Trọng Tính cho rằng đây chỉ là nghi lễ mang tính tượng trưng, thể hiện sự giao thiệp giữa nhà trai và nhà gái. Sau khi hai bên đồng ý hôn lễ thì tiến hành lễ nạp kiết, tức nhà trai sẽ xem ngày lành tháng tốt và trình với ông bà tổ tiên.

Tiếp đến là lễ nạp trưng, khi đó nhà trai sẽ mang những sính lễ gồm tiền bạc, vải vóc hoặc các vật phẩm khác để nhà gái có thể chuẩn bị tư trang cho cô dâu. Sau đó là lễ thỉnh kỳ, tức nhà trai sẽ trình ngày rước dâu để nhà gái sắp xếp hôn sự. Cuối cùng là lễ thân nghinh hay còn gọi là lễ rước dâu, là lúc họ hàng nhà trai mang theo sính lễ sang nhà gái trình lễ với gia tiên, chính thức rước cô dâu về nhà.

Tuy nhiên, theo thời gian, lục lễ đã được giản lược thành ba lễ gồm đám nói, đám hỏi, và đám cưới để tiết kiệm thời gian, công sức và tiền của. Bởi mỗi khi tổ chức một lễ thì phải thỉnh, tức là nhờ những ông bà lớn trong họ hàng giúp sức cưới xin. Diễn giả Lương Hoài Trọng Tính cho biết: “Thời gian diễn ra sáu lễ này rất lâu và tốn nhiều tiền bạc, thời gian của gia đình dòng họ, người xưa cảm thấy nghi lễ này khá là phức tạp nên tiết chế lại thành ba lễ”.

Trong đó, đám nói ngày nay tương đương với lễ nạp thể và lễ vấn danh trước đây. Tức nhà trai sẽ sang nhà gái để tìm hiểu, hỏi han về gia cảnh và bày tỏ ý định hôn nhân. Tiếp đó là đám hỏi, được gộp từ lễ nạp trưng, lễ nạp kiết và lễ thỉnh kỳ. Cụ thể nhà trai sẽ mang sính lễ sang nhà gái cùng ngày lành tháng tốt để bàn về lễ rước dâu.

Cảnh chú rể lên đèn, chuẩn bị hành lễ gia tiên tại nhà cô dâu

Đặc biệt, đám hỏi cũng chính là lễ ra mắt cô dâu với họ hàng nhà trai nên khi tổ chức đám hỏi thì nhà trai sẽ mời hết thảy họ hàng sang nhà gái để cô dâu tương lai chào hỏi và biết mặt từng người, đảm bảo sợi dây liên kết của gia đình hai bên. Sau cùng là lễ cưới, tức lễ thân nghinh, nghĩa là nhà trai sẽ đem sính lễ sang rước dâu vào ngày lành tháng tốt đã định trước đó. Như vậy, dù số lượng lễ nghi được giản lược nhưng ý nghĩa của từng lễ vẫn được giữ nguyên.

Nét đp ca tc ly gia tiên

Một nét đẹp quan trọng khác trong lễ cưới Nam bộ xưa là tục lạy gia tiên. Theo diễn giả Lương Hoài Trọng Tính, tục này thể hiện sự đồng tâm của cô dâu, chú rể. Lạy gia tiên, ra mắt ông bà chính là hành động đầu tiên mà cô dâu chú rể cùng thực hiện trong cuộc sống hôn nhân, về sau là cùng thực hiện những nghi lễ khác trong cuộc sống hàng ngày. Bởi tục lạy không chỉ dừng lại ở lễ cưới mà còn được xuất hiện trong lễ giỗ, lễ tang nên lạy là cách cô dâu chú rể thể hiện sự tôn kính bậc tiền nhân đi trước và thể hiện sự tương kính của vợ chồng, đánh dấu sự đồng hành cùng nhau trong cuộc sống.

Lễ lạy gồm hai hình thức phổ biến là lạy văn và lạy võ. Nếu như lạy văn đơn giản thì lạy võ lại phức tạp hơn khi phải thực hiện những động tác như đang múa võ, chứng tỏ chú rể đã được lịch duyệt qua phần lễ nghi. Để thực hiện nghi thức này, chú rể thường phải học trước từ nhiều tuần, từ cách đi đứng hành lễ gia tiên nhà gái đến thứ tự lạy ở từng bàn thờ trong nhà.

Diễn giả Lương Hoài Trọng Tính cho biết, nhà gái có bao nhiêu bàn thờ thì chú rể phải lạy bấy nhiêu lần. “Khi chuẩn bị hành lễ trong nhà thì phụ rể bưng khay lễ cùng chú rể đi từng bàn thờ để lạy. Vì vậy chú rể sẽ được học ở gia đình cách đi đứng, thứ tự lạy các bàn thờ như thế nào. Ví dụ trước phải lạy bàn thờ giữa, sau đó sẽ qua bàn thờ tả (bên trái) và bàn thờ hữu (bên phải). Cách xác định tả hữu (trái phải) là đứng ở góc nhìn từ trong nhìn ra” – nam diễn giả chia sẻ!

Lễ lạy cũng là cách để thể hiện phẩm cách của chú rể đối với nhà gái. Vì hầu hết các công việc trong gia đình, làng xã ngày trước đều liên quan đến lễ nghi bái lạy nên nếu chú rể không được học hay hiểu biết về nghi thức bái lạy trong hôn lễ thì đó là một sự thiếu sót của chú rể khi sang hành lễ với gia tiên nhà gái.

Minh Châu

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)