Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Năm 2025: Năm bản lề của kỷ nguyên vươn mình

Tạp Chí Giáo Dục

Vi nhân dân Vit Nam, năm 2025 có ý nghĩa đc bit quan trng. Đó không ch là năm k nim 95 năm thành lp Đng; 50 năm gii phóng min Nam, thng nht đt nưc; 135 năm ngày sinh Ch tch H Chí Minh; 80 năm thành lp nưc mà còn là năm tiến hành Đi hi Đng các cp, tiến ti Đi hi Đng toàn quc ln th XIV vi k nguyên mi – k nguyên vươn mình ca dân tc…

Tổng Bí thư Tô Lâm thăm và làm việc tại Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam. Ảnh: VGP 

Cụm từ “Kỷ nguyên mới – kỷ nguyên vươn mình của dân tộc” chưa bao giờ được nhắc đến nhiều như bây giờ. Đến thời điểm này, cụm từ “kỷ nguyên mới” rất truyền cảm hứng, được nhân dân đón nhận, tin tưởng…

1.Nhìn lại tình hình kinh tế – xã hội năm 2024 cho thấy, mặc dù giữa bối cảnh khó khăn chung của toàn cầu, nền kinh tế thế giới có nhiều bất ổn, trong nước chịu ảnh hưởng nặng nề của thiên tai, đặc biệt là sự tàn phá khốc liệt của siêu bão Yagi, nhưng chúng ta đã đạt và vượt toàn bộ 15/15 chỉ tiêu kinh tế – xã hội, nhiều kỷ lục mới được xác lập.

Nền kinh tế nước ta phục hồi mạnh mẽ, đạt nhiều kết quả tích cực, rõ nét, tháng sau tích cực hơn tháng trước, quý sau tốt hơn quý trước. Tốc độ tăng trưởng kinh tế cả năm ước đạt trên 7%, vượt mục tiêu Quốc hội đề ra (6-6,5%), thuộc nhóm ít các nước tăng trưởng cao trong khu vực, thế giới. Chỉ tiêu tăng năng suất lao động lần đầu tiên vượt kế hoạch đề ra, sau 3 năm không đạt toàn diện.

Kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định, lạm phát được kiểm soát dưới 4%, các cân đối lớn được bảo đảm và có thặng dư lớn. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu ước đạt mức kỷ lục – hơn 810 tỷ USD. Thu ngân sách Nhà nước dự kiến vượt thu khoảng 300 nghìn tỷ đồng. Thu hút FDI ước đạt gần 40 tỷ USD, nằm trong nhóm 15 nước đang phát triển thu hút FDI lớn nhất thế giới. Giá trị thương hiệu quốc gia đạt 507 tỷ USD, xếp thứ 32/193 quốc gia.

Các dự án tồn đọng, kéo dài được giải quyết cơ bản, trong đó nhiều dự án có tổng mức đầu tư nhiều tỷ USD.

Thành quả kinh tế 2024 đã tạo đà, tạo lực để hướng tới mục tiêu tăng trưởng ít nhất 8% trong năm 2025; phấn đấu tăng trưởng 2 con số vào những thập kỷ tới…

Thủ tướng Phạm Minh Chính thị sát công trình Đường dây 500kV Quảng Trạch – Phố Nối. Ảnh: VGP

2.Nghị quyết 158/2024/QH15 của Quốc hội về kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội năm 2025, nêu rõ: Năm 2025 là năm tăng tốc, bứt phá, về đích; phấn đấu đạt kết quả cao nhất các mục tiêu, chỉ tiêu của kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội 5 năm 2021-2025. Tiếp tục ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng trên cơ sở giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế.

Tập trung cao độ hơn nữa cho bổ sung, hoàn thiện, tháo gỡ vướng mắc trong hệ thống pháp luật, hoàn thành cơ bản việc xử lý những bất cập, tồn đọng, vướng mắc liên quan đến thể chế và tổ chức thực hiện kéo dài, đáp ứng tốt nhất cho yêu cầu đổi mới sáng tạo, tạo đột phá phát triển đất nước trong tình hình mới.

Thực hiện cơ cấu lại các ngành, lĩnh vực thực chất, hiệu quả gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, chất lượng, khả năng chống chịu và sức cạnh tranh của nền kinh tế.

Đẩy nhanh tiến độ, bảo đảm chất lượng, sớm hoàn thành các công trình, dự án hạ tầng chiến lược, quan trọng quốc gia, khai thác hiệu quả không gian phát triển mới.

Chú trọng xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao, nhất là cho những ngành, lĩnh vực ưu tiên, mới nổi; thúc đẩy mạnh mẽ khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, kinh tế xanh, kinh tế số, kinh tế tuần hoàn gắn với bảo đảm an ninh, an toàn để thúc đẩy phát triển.

Phát triển văn hóa, xã hội gắn kết chặt chẽ, hài hòa với phát triển kinh tế; bảo đảm an sinh xã hội, nâng cao phúc lợi xã hội, cải thiện đời sống nhân dân.

Đẩy mạnh hơn nữa cắt giảm thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh; tăng cường phân cấp, phân quyền thực chất, hiệu quả; tiếp tục hoàn thiện, sắp xếp lại tổ chức bộ máy tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; siết chặt kỷ luật, kỷ cương, đề cao trách nhiệm người đứng đầu.

Kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực nhưng không làm ảnh hưởng, cản trở mà là để thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội, không hình sự hóa các quan hệ kinh tế và dân sự; đẩy mạnh thực hành tiết kiệm, chống lãng phí…

Theo đó có 15 chỉ tiêu chủ yếu như tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước (GDP) khoảng 6,5-7% và phấn đấu khoảng 7-7,5%; GDP bình quân đầu người đạt khoảng 4.900 USD; Tốc độ tăng năng suất lao động xã hội bình quân khoảng 5,3-5,4%; Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt khoảng 70%; Tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị dưới 4%; Tỷ lệ hộ nghèo (theo chuẩn nghèo đa chiều) giảm khoảng 0,8-1%…

3.Trả lời báo chí nhân dịp năm mới – năm 2025, Tổng Bí thư Tô Lâm nói, sau gần 95 năm dưới sự lãnh đạo của Đảng, dân tộc Việt Nam đã tạo nên những kỳ tích trong lịch sử, trải qua kỷ nguyên đấu tranh giành độc lập dân tộc, xây dựng chủ nghĩa xã hội (1930-1975); kỷ nguyên thống nhất đất nước, đổi mới (1975-2025). Và giờ đây, chúng ta bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, khởi đầu bằng sự kiện trọng đại – Đại hội XIV của Đảng. Ý Đảng hòa quyện lòng dân, khát vọng đưa đất nước vươn mình tiến vào kỷ nguyên mới.

Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc là kỷ nguyên phát triển bứt phá, tăng tốc dưới sự lãnh đạo của Đảng, xây dựng thành công nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa, giàu mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, phồn vinh, hạnh phúc; đuổi kịp, tiến cùng, sánh vai với các cường quốc năm châu.

Ưu tiên hàng đầu trong kỷ nguyên mới là thực hiện thắng lợi các mục tiêu chiến lược đến năm 2030, Việt Nam trở thành nước đang phát triển, có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao; đến năm 2045 trở thành nước xã hội chủ nghĩa phát triển, có thu nhập cao; mọi người dân đều được phát triển toàn diện, có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, văn minh.

Thời điểm bắt đầu kỷ nguyên mới là Đại hội XIV của Đảng – khi chúng ta hoàn thành xuất sắc công cuộc đổi mới sau 40 năm lao động, sáng tạo bền bỉ và đạt được những thành tựu vĩ đại. Từ một nước nghèo nàn, lạc hậu, trình độ thấp, bị bao vây, cấm vận, Việt Nam đã trở thành nước đang phát triển, có thu nhập trung bình, hội nhập sâu, rộng vào nền chính trị thế giới, nền kinh tế toàn cầu, nền văn minh nhân loại, đảm nhiệm nhiều trọng trách quốc tế, phát huy vai trò tích cực tại nhiều tổ chức, diễn đàn đa phương quan trọng. Độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ được giữ vững; lợi ích quốc gia, dân tộc được bảo đảm.

“Từ nay đến năm 2030 là giai đoạn quan trọng nhất để xác lập trật tự thế giới mới. Đây cũng là thời kỳ, cơ hội chiến lược, giai đoạn nước rút của cách mạng Việt Nam để đạt mục tiêu chiến lược 100 năm dưới sự lãnh đạo của Đảng, tạo tiền đề vững chắc đạt mục tiêu 100 năm thành lập nước. Điều quan trọng là chúng ta phát huy được tối đa sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, sự nỗ lực, quyết tâm cao của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân và cả hệ thống chính trị cùng vào cuộc, hiện thực hóa khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc…”, Tổng Bí thư nhấn mạnh.

Kim Anh

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)