Y tế - Văn hóaVăn hóa nghệ thuật

Hành trình thiên lý

Tạp Chí Giáo Dục

“Thiên lý” nghĩa đen là “ngàn dm”, nghĩa bóng đ ch hành trình “rt dài và rt xa”, “dm ngàn thiên lý bóng câu”. Trong năm 2024 va qua, tôi đã đt chân lên nhiu tnh, thành ca đt nưc, lên rng, xung bin, có c đo xa, đưc tri nghim c ba phương tin đưng thy, đưng b và hàng không.    

Cổng trời Mường Lống 

Mở đầu, mùa xuân là chuyến đi Cần Giờ, huyện duyên hải thuộc TP.HCM, nơi tôi đang sinh sống, tiếp nối là hành trình về với bản làng của người đồng bào Thái ở Mường Lống, huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An. Hè sang, tôi lại đăng trình về miền gió cát Ninh Thuận, vùng biển Bình Thuận ở cực Nam Trung bộ, rồi xứ miệt vườn sông nước Vĩnh Long, Bến Tre ở miền Tây Nam bộ thân thương. Những ngày đầu thu lại đi Quảng Trị, rồi Côn Đảo. Chớm đông, tôi đã có chuyến đi dài ngày đến Cao Bằng và Bắc Kạn, xứ sở của người đồng bào Tày ở vùng cao Đông Bắc hùng vĩ, và một thoáng Tuyên Quang với chuyến ngao du sơn thủy bằng thuyền xuôi ngược trên dòng sông Gâm.

Chao ôi là nhớ những chuyến đi, nhớ mình, nhớ người, vương mang bao kỷ niệm vui buồn, cực mà vui! Những lớp trầm tích của sự mở mang hiểu biết, mở lòng đón nhận những điều mới mẻ đã lắng bồi trong từng lớp tâm cảm. Đó mới chính là những điều đáng kể khi nói về những hành trình thiên lý trong cuộc đời mỗi người, chứ không phải là những con số cộng của những dặm đường ta đã đi qua trên mặt đất này.

Mỗi chuyến đi đã mở ra trước mắt ta lắm điều mới mẻ, tưới tắm lên hồn ta bao cảm xúc dạt dào. Để tôi biết rằng, cách không xa mấy nơi ta sống, huyện Cần Giờ còn có những xã đảo đầy cách trở với đất liền. Xứ dừa Bến Tre hớp hồn lữ khách bởi vô vàn món ngon từ sản vật dừa. Một Côn Đảo đang tích cực thực hiện chương trình bảo vệ môi trường xanh, bảo tồn các loài sinh vật biển. Miền đất lửa Quảng Trị hiện ra một nửa khác của mình bằng vẻ đẹp nguyên sơ của biển, nào mũi Trèo, mũi Lay, mũi Si, nào Rú Lịnh… bên cạnh những điểm di tích còn lại từ thời chiến tranh đau thương.

Mỗi chuyến đi, ta tạm rời xa chốn thị thành, phố xá ồn ào để hòa mình vào một không gian sống khác lạ, môi trường xanh yên bình có thể “chữa lành”, thanh lọc tâm trí. Những ngày ở Côn Đảo, rồi Ninh Thuận, Bình Thuận, môi trường biển trong lành giúp tôi khỏe ra nhiều, năng lượng được tái tạo, đẩy lùi chứng căng thẳng vẫn hằng đeo bám dai dẳng trong tôi. Hàng giờ liền ngồi thuyền xuôi dòng sông Gâm hay ngồi tĩnh lặng nhìn núi, mây trời Mường Lống đã mang lại cho tôi những khoảnh khắc sống chậm quý giá, cho tôi được dịp soi rọi lại mình, quan sát thâm tâm mình một cách rõ ràng nhất.

Đi là phải vui, phải là cơ hội để tái tạo năng lượng và được làm mới cảm xúc, dù hành trình có vất vả, đổ nhiều mồ hôi, chân mỏi, gối chồn và những bữa ăn thường là quá giờ. Ôi sao mà rộn ràng điệu nhảy sạp bên đống lửa trại cùng những chàng trai, cô gái Tày ở Ba Bể, Bắc Kạn; đêm ở homestay tại Mường Lống ngả nghiêng theo những điệu múa uyển chuyển, quyến rũ của các cô gái Thái miền sơn cước Kỳ Sơn, Nghệ An khi men rượu cần đã ngấm dần êm dịu vào cơ thể. Buổi sáng ở xóm Giộc Sâu, xã Ngọc Khê, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng cũng thật vui khi được dịp tìm hiểu về phong tục Tày, học vài tiếng Tày, rồi cùng các bà, các cô, các anh trải nghiệm làm bánh giầy, bánh trời, hai loại bánh truyền thống của người đồng bào Tày ở miền biên viễn vùng Đông Bắc.

Đi nhiều nơi nhưng rốt lại, vẫn thấy phong cảnh thiên nhiên đất nước mình đẹp quá. Thật ngỡ ngàng với cung biển đẹp nguyên sơ ở huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị, cảm xúc thăng hoa khi ngồi thuyền dần tiến sát vào tâm thác Bản Giốc, tầm mắt được mở ra cao rộng khi ngắm núi non trùng điệp ở Cao Bằng. Và bao quanh ta là những giai điệu êm nhẹ, trầm lắng khi lạc trôi giữa mênh mang sông nước miền Tây Nam bộ. Nói “đi không phải để đến, mà đi chính là để tận hưởng từng giây phút của hiện tại” chính là đây.

Có một kỷ niệm thật đáng nhớ trong những hành trình thiên lý của tôi. Đó là dịp sinh nhật rơi đúng vào chuyến công tác xa. Trước bữa ăn tối cùng đoàn công tác tại khu nghỉ dưỡng Sài Gòn – Bản Giốc ở Trùng Khánh, Cao Bằng, tôi đã vỡ òa cảm xúc khi anh chị em nhân viên ở đây, hầu hết là người đồng bào Tày, đã cho tôi cơ hội cắt bánh, thổi nến mừng sinh nhật mình. Anh phó giám đốc khu nghỉ dưỡng còn khiến tôi xúc động hơn khi gửi lời “chúc mừng sinh nhật anh ở vùng biên cương của Tổ quốc”. Đây cũng là lần thứ hai, tôi mừng sinh nhật trên đường công tác. Anh chị em mới gặp nhau mà đã có cảm giác thân tình, trao cho nhau những lời chứa chan tình cảm, giao cảm với nhau bằng những cái ôm thật chặt. Chợt nhớ đến câu cổ thi: “Hữu duyên thiên lý năng tương ngộ, vô duyên đối diện bất tương phùng”. Đúng là thế đấy, người dù cách xa nhau nhưng có duyên với nhau thì tâm ý đến được với nhau, còn người dù đối diện mà không duyên thì cũng nhạt nhẽo như nước lã!

Đi là để trở về. Hành trình thiên lý nào rồi cũng đưa ta về với chính ta, để ta nhận rõ mình hơn khi đối diện với núi, biển, mây trời và cái mênh mông của những miền không gian mới lạ. Ta cảm thấy yêu mình, yêu người và yêu cỏ cây, hoa lá, tình người của những con người nơi dặm ngàn thiên lý.

Nhà văn Trn Văn Thưng

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)