Y tế - Văn hóaVăn hóa nghệ thuật

Đi chợ Quảng Ngãi  ở Sài Gòn

Tạp Chí Giáo Dục

Nhiu ngưi Qung Ngãi xa quê thưng tìm đến ch Tân Phú 2 đ khuây ni nh nhà. Ch bán nhiu món ăn, sn vt Qung Ngãi đến ni c ng đây là mt ch ca x núi n sông Trà.

Sạp cá bên đường của bà Chính tươi ngon mỗi ngày 

Chợ Tân Phú 2 nằm lọt giữa bốn đường Nguyễn Sơn, Hoàng Ngọc Phách, Phú Thọ Hòa và Lê Đại, thuộc phường Phú Thọ Hòa, quận Tân Phú. Nhưng đi xe buýt bạn nhớ nói cho xuống trạm chợ phường 18, nếu không có thể bị lỡ trạm. Vì trước khi chia tách quận, chợ Tân Phú 2 thuộc phường 18 quận Tân Bình nên người dân còn quen cách gọi cũ.

Lơ mơ nu cá… mt chng

Ngày đầu tiên xuống chợ, tôi phát hiện bao nhiêu là niềm vui trên đường. Gần ngã tư Phú Thọ Hòa – Hoàng Ngọc Phách có một sạp cá treo tấm bảng “Cá Quảng Ngãi”. Trên một chiếc khay nhôm lớn tự chế bày nhiều loại cá: thu, ngừ, chim, chuồn, bã trầu, nục, hồng, phèn… và nhiều loại cá khác tôi không biết tên. Những con ngừ này ngày nhỏ mẹ mua về bỏ vào thẫu ướp muối làm mắm dành ăn trong những ngày mưa bão. Con bã trầu này mẹ nấu canh khế, chuối chát hớp vào nghe mát rượi cả trưa hè. Còn con nục thì ôi thôi, một món ngon dân dã đã đi vào ca dao:

Cá nc nu vi dưa hng

Lơ mơ có k mt chng như chơi.

Người xưa thật là khéo nói! Cô vợ trẻ nào mà không biết nấu món cá nục dưa hồng rất mực phổ biến này thì có nguy cơ bị chồng… chê! Vợ tôi thì được chồng khen vì là người Bình Sơn xứ biển, cá nào cũng quen, cũng nhớ. Vậy là trở thành khách quen sạp cá Quảng Ngãi của bà Chính, số điện thoại 0965… Mỗi lần có cá ngon, bà Chính gọi điện cho vợ tôi nhắn để dành. Mới hôm qua thôi, vợ tôi mang về ba lạng cá bống sông Trà, kho tiêu. Tôi ăn cơm nóng với cá bống, nồi cơm mau hết mà cái miệng còn thèm.

Chợ Tân Phú 2 có nhiều sạp cá Quảng Ngãi. Chỉ một mùa chợ mà tôi thuộc gần hết các loại cá – những loại mà trước đây ở quê thú thật tôi không chú ý lắm. Hóa ra khi xa quê, trong lòng bỗng thôi thúc một nỗi nhớ, một tình quê mãnh liệt. Có những hôm sạp cá lưa thưa, bà Chính nói là do bão đang vào. Nhìn sạp cá biết thời tiết quê nhà, biết cuộc mưu sinh của dân mình vất vả dường nào!

Rau gây mùi nh

Chợ Tân Phú 2 còn bán các loại rau, củ Quảng Ngãi. Người Quảng Ngãi xa quê không chỉ nhớ mạch nha, đường phổi, mà còn nhớ từng cây rau, cọng giá, trái bí, trái bầu… Cây rau, cọng giá Quảng Ngãi nhìn như gầy hơn các vùng khác nhưng mùi thơm vị đậm thì không dám nhường ai. Bây giờ giao thương dễ dàng, các loại rau củ cũng theo người xa quê vào Sài Gòn bầu bạn. Ăn dĩa rau quê không chỉ vì mùi vị thơm nồng mà còn vì hình dạng, màu sắc thân quen. Chúng gợi nhớ một điều gì quyến luyến không dễ nói ra:

Gi đó mua khế, bán chanh

Gi đi đòi n, gp anh đ bun.

Nói với mẹ là ra chợ mua khế mua chanh, nhưng thật ra cô gái mượn cớ để gặp người yêu. Là vì cô biết vị chua của hai thứ trái này thường có mặt trong bữa ăn, gần gũi như người thân trong gia đình, nên mẹ sẽ cho cô ra chợ mà chẳng nghi ngờ gì. Mua khế mua chanh cô gái không thể quên mua thêm các thứ rau mùi để món canh chua thêm đậm đà. Mà đúng, như hôm nào ăn dĩa gỏi vịt cỏ Quảng Ngãi trên đường Hồng Lạc, quận Tân Bình, nhưng thiếu rau húng lủi thì thấy thiếu, thấy nhớ. Nhớ gì như nhớ… người yêu! Cũng như hôm vào chợ Tân Phú 2 gặp măng tre chua (mà phải do người dân tộc làm) thì nhớ con cá ngạnh nguồn:

Măng chua nu cá ngnh ngun

S đi đp đi khi bun khi vui.

Cá ngạnh Quảng Ngãi con nhỏ, thịt béo và thơm, thích sống nơi có nguồn nước chảy nên gọi ngạnh nguồn. Ở Sài Gòn mà có tô canh cá ngạnh nấu măng chua thì còn gì bằng! Như thể là được ngồi cạnh người thân, bao nhiêu tâm sự của người xa quê thì nay có dịp giãi bày. Dẫu là “khi buồn khi vui” khiến lòng cũng có chút bâng khuâng xứ người!

Bánh tráng nuôi gic mơ đi hc

Nhà tôi nằm trên đường Phú Thọ Hòa dẫn đến chợ Tân Phú 2. Mất khoảng năm phút đi bộ. Ngay trước nhà tôi có quán bánh xèo Quảng Ngãi không tên. Quán lề đường nhưng khách đông, nhiều hôm ngồi dài cả một đoạn vỉa hè. Ăn bánh xèo tôi thường ăn chậm. Vì món ăn này gắn với bao kỷ niệm, làm sống lại bao nhiêu là câu chuyện cũ của một thời mộng mơ. Ngày ấy tôi có một tình yêu. Và dĩa bánh xèo là chứng nhân đôi lứa.

Quán bánh xèo vỉa hè mới đầu giờ chiều đã đông khách

Nói đến người Quảng Ngãi không thể quên món bánh tráng. Người Quảng Ngãi có thói quen ăn gì cũng phải có bánh tráng: Bún giò, mì Quảng, don, cá nục hấp, mạch nha… Trên đường Nguyễn Chích có một dãy quán bán bánh tráng nướng Quảng Ngãi được nhiều người biết đến. Bánh được nướng bằng lò than to cỡ vòng tay ôm. Bánh nướng xong nóng giòn được bỏ vào bịch nilon. Mỗi bịch 2, 3, 5 cái treo lủng lẳng hàng dài. Tôi thường tới mua bánh ở đây vì thích cái cách nướng bánh của người bán. Người bán quê Tư Nghĩa, đứng tuổi, đầu đội nón vải rộng vành, hai tay mang găng ngồi trước lò than hực nóng được quạt bởi cái quạt máy công nghiệp quay vù vù.

Đi xa nh bánh tráng mè

Mùi quê phng pht dm hòe hương đưa.

Mùi bánh tráng mè nướng vốn có mùi thơm mộc mạc, nhưng với người xa quê bỗng như mùi hương hoa. Và mùi hương ấy buộc tôi dừng lại. Ngồi cạnh lò nướng, tôi hỏi thăm mỗi ngày bán được bao nhiêu bánh. Anh Tư – người bán – nói bán được vài trăm. Lớp bán lẻ, lớp bỏ mối sỉ. Anh cho biết chỗ ngồi bên hè nướng bánh chừng hai thước vuông này thuê 3 triệu đồng/tháng. Ngoài ra anh còn tốn tiền nhà trọ 5 triệu đồng/tháng. Tôi hỏi lý do vào Sài Gòn, anh nói vì quyết chí nuôi con ăn học. Anh có một cô con gái đang học đại học năm thứ hai. Nói xong anh Tư cười, vẻ hạnh phúc. Tôi trân trọng nụ cười đó, cũng như những giọt mồ hôi của những người con xứ Quảng Ngãi xa quê vì cuộc mưu sinh.

T Nguyên Thch

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)