Y tế - Văn hóaVăn hóa nghệ thuật

Mùa xuân chưa xa nơi xứ dừa miền Trung

Tạp Chí Giáo Dục

Nhc đến cây da chc hn rng ai cũng đu nghĩ ngay đến x da Bến Tre, nhưng có mt x da đã tng đi vào câu ca và c sách giáo khoa mà  nhng năm thp niên 80 ca thế k trưc có l la hc trò nào thi y cũng biết đến: “Công đâu công ung công tha/ Công đâu gánh nưc tưi da Tam Quan”. Đ ri nh mt ngày nào đó, ngưi t phương xa lc bưc qua di đt min Trung nng gió này li tiếp tc đưc cô hàng nưc mi mc: “Ai qua Bình Đnh đang trưa/ Dng chân ung bát nưc da Tam Quan”…

Tam Quan là một thị trấn nhỏ của thị xã Hoài Nhơn thuộc tỉnh Bình Định quê tôi. Xưa kia Tam Quan nhiều dừa đến nỗi cứ ngó lên là thấy bóng dừa.  Sách cổ còn ghi nhận Tam Quan có giống dừa ngon được chọn tiến vua. Vì thế mà dừa Tam Quan cũng khá nổi tiếng. Ngoài xuất bán quả dừa, Tam Quan còn nổi tiếng với nhiều sản phẩm đem lại kinh tế cao cho địa phương như bánh tráng dừa, dầu dừa, kẹo dừa, thảm xơ dừa…

1.Nội tôi năm nay đã ngoài chín mươi tuổi nhưng trí nhớ bà vẫn còn minh mẫn lắm. Bà kể rằng từ lúc bà còn nhỏ đã thấy dừa ở mọi nơi, dừa mọc ở khắp nơi không chỉ ở trong những khu vườn có chủ mà còn mọc ở cả bờ ao, đường làng. Đâu đâu cũng nhìn thấy bóng dừa.

Nhớ lúc nhỏ nhà tôi cũng trồng rất nhiều dừa, mỗi lần đến đợt thu hoạch dừa là má hay cho tôi về bên nội phụ má lượm dừa. Cây dừa nào cũng sai trĩu quả, và cao ngút ngàn nên mỗi lần thu hoạch phải thuê thợ đến hái. Tôi nhớ rất rõ chú hái dừa tên là Đậu, công việc hái dừa khá nguy hiểm nên những ai trèo giỏi và thuần thục như chú Đậu mới có thể làm được cái nghề này. Vì nhà ai cũng trồng khá nhiều dừa nên mỗi lần muốn thuê chú Đậu hái, má tôi thường phải “đặt hàng” chú tận mấy ngày mới “trống lịch”.

Buổi sáng đi học vừa về đến nhà, ăn cơm xong là mấy chị em lật đật đạp xe chạy về bên nhà nội để lượm dừa. Vì dừa khá cao nên mỗi lần hái dừa tôi nhớ mãi hình ảnh một buồng dừa tầm mươi trái được thả từ độ cao 20m rớt cái rầm xuống đất, lăn đủ chỗ. Rồi chị em tôi mới đi lượm từng quả gom lại thành đống, có lúc nó rơi tuốt tận hàng rào nhà hàng xóm nên tìm mãi không ra. Háo hức vậy đó, chứ phần vì quá nhiều dừa và nặng nên mới bê được mấy chục quả là chị em tôi bắt đầu mỏi tay và kiếm cớ lười biếng, bày trò để chơi. Tôi nhớ cứ mỗi đợt hái như vậy má tôi đếm cũng hai, ba trăm trái. Má tôi gom dừa lại thành đống to rồi gọi người buôn dừa đến đếm rồi chở đi. Nhà nào cũng vậy, cứ mỗi lần bán là cả mấy trăm quả dừa nên giá dừa khi ấy rẻ bèo, bán cả vườn dừa cũng chỉ đủ tiền để mắm cá, sinh hoạt chi tiêu hàng ngày chứ không thể giàu lên nhờ dừa. Nhưng cũng không thể phủ định rằng, những cây dừa ấy cũng góp phần nuôi bốn chị em tôi lớn khôn, bán có tiền cho má tôi gom đóng học phí, ngày ấy nuôi bốn đứa con đi học không phải chuyện dễ dàng…

Mỗi lần hái dừa là chú Đậu hay chặt bớt những tàu lá dừa để cây dừa được gọn ghẽ, thích nhất là ngồi trên chiếc lá dừa được ba kéo chạy khắp sân. Má còn dạy chúng tôi gấp nhiều hình thù từ lá dừa, tôi nhớ mình đã có thể gấp con chim, gấp cái hộp từ những chiếc lá dừa tươi xanh mới hái.

Nhớ có đợt dừa bị bọ cánh cứng tấn công trên diện rộng chỉ trong thời gian ngắn đã lan rộng diện tích dừa toàn tỉnh. Và dừa Tam Quan cũng không thể tránh khỏi. Để tránh sự lây lan của dịch bệnh mà bao nhiêu cây dừa đã bị chặt bỏ. Sau này nhờ thay đổi phương thức canh tác, dừa được trồng theo phương pháp hữu cơ… mà từng bước bắt đầu hồi sinh trở lại. Ba tôi cũng bắt đầu ươm lại những cây dừa con, nhưng đợt này chủ yếu là dừa xiêm để lấy nước. Năm nào ba cũng chặt sẵn những buồng dừa xiêm nước ngọt lịm để Tết về chị em tôi uống thỏa thuê.

Cứ về Tam Quan, Bình Định là nhìn đâu cũng thấy bóng dừa

2.Cứ vào dịp Tết là nhà nào cũng đều có món mứt dừa thơm nức. Ngày ấy mứt dừa không đa dạng màu sắc và bắt mắt như bây giờ mà chủ yếu có màu trắng đục ngà. Miếng mứt dừa có vị ngọt của đường được sên kỹ quyện vào vị béo của dừa mới ngon làm sao. Cái vị mà đến bây giờ tôi vẫn còn nhớ mãi, hay phải chăng là vị của ký ức nên mới làm người ta nhung nhớ khôn nguôi. Hồi ấy chỉ mong đến Tết để được ăn mứt dừa. Bánh kẹo lúc ấy cũng đơn giản là hạt dưa, bánh mứt, bánh đậu xanh, mè xửng, kẹo, mứt gừng… và không thể thiếu dĩa mứt dừa. Đến nỗi, người dân Bình Định tha hương thường ví von: Tết xa quê mà không ăn được mứt dừa Tam Quan là coi như cả một mùa xuân xa xứ…

Cuộc sống đổi thay, đời sống ngày càng được nâng cao nên bánh kẹo Tết cũng đa dạng và ngoại nhập hơn trước. Bánh kẹo Tết giờ đây thường là các loại hạt, bánh kẹo thượng hạng, trẻ con được ăn uống đủ đầy vì thế mà mứt dừa cũng vắng bóng dần trong bánh kẹo đãi Tết.

Với tôi ngày Tết không có gì thích bằng được cùng bà nội làm bánh in, mứt dừa… Nhìn những hạt đường trắng tan chảy trên bếp lửa, quyện vào những miếng dừa trắng rồi keo dần thành miếng mứt dừa. Vừa ra thành quả là bà cho tôi thử ngay miếng đầu tiên. Chao ôi sao mà thơm ngon đến thế!…

Những ngày này, tiết trời phương Nam bắt đầu lập xuân, những cơn gió bấc mang theo cái lành lạnh sương mai buổi sớm hối hả ùa về, không khí Tết cổ truyền dân tộc đã bắt đầu chộn rộn khắp mọi con hẻm nẻo đường, mai vàng đã bắt đầu hé những cánh mỏng đầu tiên vàng rực rỡ. Ai ai cũng lại tất bật mua sắm Tết, Tết này tôi sẽ lại về thủ thỉ với má hay là mình tự rim mứt dừa đi má. Rồi cả nhà sẽ cùng quây quần bên bếp lửa củi bập bùng cùng rim những miếng mứt dừa thơm ngọt kể cho nhau nghe những câu chuyện vui buồn của năm qua, rồi cùng cười rộn rã chờ đón năm mới sang.

Thúy Nga

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)