Nhịp cầu sư phạmChuyện học đường

Trò hay so bì, thầy cô xử lý sao cho thuyết phục?

Tạp Chí Giáo Dục

Suy nghĩ hơn thua, ganh đua, so bì ln nhau là mt biu hin tâm lý thưng gp la tui hc sinh t mm non cho đến ph thông. Nhiu khi s hay phàn nàn này n ca hc sinh vi giáo viên v vic đi x vi bn này thế này, bn kia thế kia, và mình thì b thit thòi… đã đy giáo viên vào thế khó x. Trong trưng hp này, thy cô cn ng x thế nào đ không làm thui cht ý chí phn đu nơi hc sinh, va không b mang tiếng là thiếu công bng, thiên v?

Với học sinh phổ thông, giáo viên nên hạn chế so sánh thành tích học tập; vì như vậy rất dễ tạo ra cảm giác “ganh tỵ” trong học sinh (ảnh minh họa). Ảnh: A.Khôi

1.001 lý do khiến hc sinh hay hơn thua, so bì ln nhau

Khi xếp loại đánh giá rèn luyện hạnh kiểm hàng tháng hay học kỳ, năm học, nhiều học sinh hay phàn nàn với thầy cô: “Sao bạn kia được xếp loại tốt, còn em thì không được?”. Hay khi trả bài kiểm tra, học sinh cũng thường so sánh điểm số với nhau để khiếu nại với giáo viên chấm bài là thiếu công bằng. Nhiều học sinh có suy nghĩ rằng mình bị “đì”, vì bất cứ lỗi gì dù nặng hay nhẹ của mình cũng bị giáo viên chủ nhiệm nhắc nhở, kiểm điểm, còn các bạn khác thì không. Đây là những thực tế trong vô số biểu hiện thường gặp trong hoạt động giáo dục ở trường học.

Xét ở góc độ bản chất quốc dân tính, các chuyên gia xã hội học cho rằng thói đố kỵ, so bì của người Việt là do tính tò mò, so đo, hơn thua mà có. Từ điển tiếng Việt định nghĩa ganh tỵ (hay ghen tỵ, đố kỵ) là “một cảm xúc xảy ra khi một người thiếu đặc điểm tốt đẹp, thành tích, vật sở hữu của người khác và mong muốn điều đó hoặc mong muốn người khác không có được điều đó”.

Với lứa tuổi học sinh từ mầm non đến tiểu học, có muôn ngàn lý do làm nảy sinh tính so bì ở các em khi đến trường. Cụ thể là, trong nhận thức, trẻ còn nặng về cảm tính và đề cao vật chất. Vì vậy, sự khác biệt về vật chất giữa mọi người với nhau trẻ rất dễ nhận thấy. Hoặc là, trẻ tự ti, luôn cảm thấy thua kém người khác, không nhận ra thế mạnh của mình, không thấy được giá trị của những thứ mình đang có. Bên cạnh đó, trẻ suy nghĩ còn non nớt, hạn chế, chỉ biết nghĩ cho bản thân và muốn cha mẹ quan tâm đến mình nhiều hơn. Ngoài ra, trẻ sống trong sự bảo bọc quá mức của gia đình, cha mẹ chưa dạy con kỹ năng hòa nhập trong các mối quan hệ. Trẻ có tâm lý hay đòi hỏi, mè nheo, muốn là phải có ngay liền.

Với lứa tuổi học sinh phổ thông, so bì, hơn thua với nhau xuất phát từ thái độ ganh đua (ganh tỵ) trong học tập, sinh hoạt. Muốn mình hơn bạn để khẳng định cái tôi cá nhân. Hoặc vì thành tích học tập, hoặc vì các em có lòng tin tuyệt đối vào sự công bằng của nhà trường, thầy cô nên luôn đòi hỏi sự công bằng cho mình, dù nhiều khi là quá đáng, không thực tế.

X lý sao cho hay và “đp”?

Để chế ngự tính so bì, với giáo viên mầm non, cần kiên trì giải thích cho trẻ hiểu mỗi người có một hoàn cảnh và điều kiện sống khác nhau. Vì thế mỗi người có một thế giới khác nhau, không ai giống ai. Chẳng hạn, với hơn thua về vật chất, giáo viên có thể giải thích: “Bạn A có nhiều đồ chơi mà em không có, nhưng em cũng có rất nhiều thứ mà bạn A không có, chỉ là em không nhận ra và cứ nghĩ rằng mình thua thiệt hơn bạn ấy”. Nhiều giáo viên mầm non cho rằng cách tốt nhất để tránh sự so bì của trẻ là phải ứng xử như nhau giữa các em. Vì thế, cần giải thích cho trẻ thấy và chấp nhận rằng mỗi người có những đặc điểm, nhu cầu khác nhau, nên có sự ứng xử khác nhau để phù hợp. Đừng bắt buộc thầy cô, cha mẹ phải ứng xử như nhau giữa mỗi người, vì như thế là ích kỷ, nhỏ nhen.

Cách hay nữa là, làm giàu đời sống tinh thần cho học sinh cũng là cách làm nguôi đi tâm lý so bì ở trẻ. Theo đó, hãy liệt kê cho trẻ thấy điểm mạnh của mình đang có và giúp các em phát huy điểm mạnh ấy. Nếu học sinh mầm non có năng khiếu âm nhạc, cho các em tập hát. Nếu các em duyên dáng, mềm mại, hãy cho học múa. Hãy chăm sóc năng khiếu của trẻ để các em có thể cải thiện phẩm chất đặc biệt và nâng cao sự tự tin của bản thân. Bằng những việc làm cụ thể, cho trẻ nhận thấy bản thân luôn được sự quan tâm, chia sẻ của thầy cô. Việc cấm trẻ so bì, hơn thua với các bạn, khiến tâm lý so bì càng ăn sâu hơn. Thay vào đó, thầy cô hãy tạo điều kiện để trẻ yêu thích các hoạt động, như tham gia các câu lạc bộ văn thể mỹ. Điều này sẽ giúp các em học được: Nếu thật sự muốn, các em có thể nỗ lực để có được dù phải mất thêm một khoảng thời gian. Các em nhận thức được rằng muốn có được bất cứ điều gì đều phải cố gắng, chứ không tự nhiên dễ dàng mà có. Từ đó các em sẽ “suy nghĩ lại” mỗi khi định so bì với một ai đó.

Với học sinh phổ thông, giáo viên nên hạn chế so sánh thành tích học tập, đặc điểm vượt trội của học sinh với nhau. Vì như vậy rất dễ tạo ra cảm giác “thù địch” và “ganh tỵ”. Nếu học sinh có thành tích học tập không tốt, các chuyên gia giáo dục khuyên thầy cô nên tìm hiểu nguyên nhân và có hướng khắc phục hợp lý. Ngoài ra, thầy cô cần khuyến khích học sinh học tập chăm chỉ để cải thiện điểm số thay vì so sánh thành tích với học sinh khác.

Thói ghen tỵ, so bì là điều rất phổ biến ở học sinh phổ thông. Tuy nhiên, nếu được xử lý theo cách tích cực và phù hợp, các em có thể vượt qua điều này một cách dễ dàng. Ngược lại, nếu đang gặp khó khăn và không biết xử lý thế nào đối với sự ghen tỵ, so bì quá mức của học sinh, giáo viên có thể nhờ đến sự giúp đỡ của các chuyên gia tâm lý, sự “hiến kế” từ kinh nghiệm của đồng nghiệp. Cách hiệu quả nhất mà giáo viên phổ thông nên áp dụng là kể các câu chuyện (ngụ ngôn, nghệ thuật sống, tình huống giáo dục…) cho học sinh nghe để các em dễ dàng nhận biết, ý thức đúng sai.

Chẳng hạn, với tình huống: Bạn B (thường xuyên vi phạm nhưng lỗi không quá nặng) phàn nàn với giáo viên chủ nhiệm rằng tại sao mình bị xếp loại hạnh kiểm cuối học kỳ I là mức “đạt/chưa đạt”; còn bạn C (chỉ vi phạm một lần với lỗi khá nặng) lại được thầy cô xếp ở mức “khá/tốt”. Giáo viên có thể giải thích bằng hành động đơn giản sau đây: Thầy cô lấy một viên phấn lành (không bẻ gãy) giao cho học sinh C, và bảo học sinh này bỏ vào một vị trí góc lớp. Tiếp đó thầy cô bẻ một viên phấn ra 4, 5 đoạn rồi sai học sinh B bỏ vào nhiều vị trí khác nhau trong các góc lớp. Sau đó thầy cô bảo hai học sinh đi nhặt lại phấn. Thầy cô kết luận cho học sinh B hiểu rằng: Vi phạm 1 lần, dù nặng, cũng dễ dàng khắc phục, thay đổi như nhặt lại viên phấn lành kia; còn lỗi nhẹ, nhưng cứ lặp lại nhiều lần thì rất khó sửa đổi, cũng khó khăn như việc phải đi nhặt lại cho đủ, cho đúng vị trí các viên phấn gãy kia đã để.

Trn Nhân Trung

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)