Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Đa dạng hoạt động khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo

Tạp Chí Giáo Dục

T chc đa dng các hot đng khi nghip, đi mi sáng to là cách hu hiu đ thu hút sinh viên, trong đó câu lc b đi – nhóm chính là nhng chiếc cu ni phù hp.


Các din gi trao đi ý kiến ti ta đàm

Tại tọa đàm “Vai trò, trách nhiệm của sinh viên trong việc đổi mới sáng tạo” do Trường ĐH Bách khoa (ĐH Quốc gia TP.HCM) tổ chức, TS. Trương Quang Vinh (Phó Giám đốc Văn phòng đào tạo quốc tế Trường ĐH Bách khoa) đã nhận định điều này.

Chia sẻ với các sinh viên, TS. Vinh cho rằng trong đào tạo trình độ ĐH trở lên, đổi mới sáng tạo đóng vai trò rất quan trọng; đó chính là hoạt động cốt lõi để phát triển khoa học công nghệ nhằm kiến tạo tri thức, tạo ra những sản phẩm phục vụ xã hội, cộng đồng. Bộ Khoa học – Công nghệ đã đặt mục tiêu phát triển khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo là một nội dung chiến lược đột phá trong giai đoạn 2021-2030. Thấy được tầm quan trọng, Trường ĐH Bách khoa cũng đẩy mạnh những hoạt động về đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp trong sinh viên. Những hoạt động khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo này tại trường khá đa dạng như các cuộc thi, hội nghị, câu lạc bộ về khởi nghiệp, câu lạc bộ chuyên môn, đề tài nghiên cứu khoa học… Theo TS. Vinh, để khuyến khích sinh viên tham gia các hoạt động khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo thì cần đa dạng hình thức tổ chức những hoạt động này. Các hình thức này phải trải đều cho sinh viên từ năm nhất đến năm cuối và hoạt động của câu lạc bộ đội – nhóm chính là cầu nối thích hợp. Những sinh viên năm nhất chưa học đủ kiến thức để thực hiện dự án đổi mới sáng tạo thì thông qua tham gia câu lạc bộ đội – nhóm sẽ nhận được sự hỗ trợ từ sinh viên năm cuối, thầy cô; từ đó có điều kiện phát triển bản thân. Nhưng để thực hiện đổi mới sáng tạo, sinh viên không chỉ cần được trang bị những kiến thức nền tảng về khoa học công nghệ mà còn phải được đào tạo những kỹ năng liên quan.

TS. Võ Thanh Hằng (Chủ nhiệm Câu lạc bộ Khởi nghiệp Xanh Bách khoa – BKGI, Trường ĐH Bách khoa) cũng nhấn mạnh, để đưa các hoạt động khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo đến với sinh viên, điều đầu tiên cần giúp sinh viên nhận thức rõ được thế nào là nghiên cứu khoa học và mối liên hệ giữa nghiên cứu khoa học với khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo. Đồng thời, cần giúp sinh viên tiếp cận nắm bắt được những chính sách hỗ trợ, cơ sở vật chất, đội ngũ giảng viên hướng dẫn… để qua đó tăng sự tự tin, mạnh dạn phát triển ý tưởng, dự án thành những ứng dụng thiết thực phục vụ cuộc sống. Theo TS. Hằng, nghiên cứu khoa học, khởi nghiệp đổi mới sáng tạo là một quá trình không hề dễ dàng, đòi hỏi sinh viên phải có đam mê và nhiệt huyết. Sinh viên dấn thân vào con đường này cần chuẩn bị một hành trang, trong đó không thể thiếu sự kiên trì. Vì việc biến ý tưởng vào thực tế không đơn giản, cần một chặng dài phấn đấu, nỗ lực làm việc nhóm. Bên cạnh kiến thức chuyên môn thì sinh viên cần có sự hướng dẫn của các thầy cô. Để cân bằng giữa lộ trình học tập của bản thân và các hoạt động nghiên cứu khoa học, khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, các sinh viên cần có cách quản lý thời gian, phương pháp học tập hiệu quả. Khi đó, các em vừa đảm bảo việc học vừa đảm bảo thực hiện được các ý tưởng, dự án.


Mt hot đng nghiên cu ca sinh viên

Trong khi đó, PGS.TS Phạm Đình Anh Khôi (Giám đốc Trung tâm Ươm tạo doanh nghiệp công nghệ, Trường ĐH Bách khoa) nhìn nhận, trong hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo nói chung ở các trường ĐH hiện nay, đội ngũ sinh viên chính là những hạt giống ươm mầm. Đội ngũ sinh viên này sẽ học, thí nghiệm thực hành những đề tài, dự án nghiên cứu khoa học từ đó trưởng thành. Và các em sẽ còn có những nguồn lực hỗ trợ xung quanh; nếu năng động, có tri thức, biết tìm tòi những điều mới cùng với cách tiếp cận và thái độ, hành vi đúng đắn, sinh viên sẽ có cơ hội khởi nghiệp thuận lợi. Các em có thể đổi mới sáng tạo từng bước một, không nhất thiết phải chú tâm vào những điều quá lớn.

Bài, ảnh: Thc Trân

Bình luận (0)