Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

Thi tốt nghiệp THPT: Đáp án đề ngữ văn quá thoáng, chấm thế nào để công bằng?

Tạp Chí Giáo Dục

Sáng nay (10.7), Bộ GD-ĐT đã công bố đáp án – thang điểm của đề thi tốt nghiệp THPT môn ngữ văn năm 2021. Giống như mọi năm, đáp án môn này thường rất thoáng, năm nay lại có phần thoáng hơn.
Thí sinh TP.HCM sau giờ thi môn ngữ văn kỳ thi tốt nghiệp THPT 2021 /// Độc Lập
Thí sinh TP.HCM sau giờ thi môn ngữ văn kỳ thi tốt nghiệp THPT 2021. ĐỘC LẬP
Nhiều giám khảo cho rằng, đáp án môn ngữ văn càng thoáng thì càng dễ chấm vì sẽ linh hoạt hơn trong việc cho điểm. Tuy nhiên, nếu không có sự thống nhất chung, việc chấm sẽ dẫn đến sự chênh lệch giữa các hội đồng, thiệt thòi cho thí sinh .
Đáp án đơn giản quá, không thỏa đáng
Ở câu 1 và 2 phần đọc hiểu (3 điểm), đáp án yêu cầu thí sinh chép lại nguyên văn trong văn bản là đạt trọn điểm. Tuy nhiên, phải lường trước tình hình bài làm của thí sinh. Chẳng hạn, với câu 1 (đáp án gồm 2 câu), nếu thí sinh chỉ trả lời 1 câu thì cho bao nhiêu trên 0,75 điểm? Nếu thí sinh trả lời theo cách tỉnh lược (bằng dấu ba chấm) thì cho điểm ra sao? Hoặc thí sinh diễn đạt bằng ý riêng của mình (mà giống ý của tác giả) thì cho điểm thế nào? Câu hỏi 2 của phần này cũng cần phải rõ ràng như thế.
Theo ý kiến của giáo viên và thí sinh, câu 3 phần đọc hiểu có ý nghĩa triết lý nhất, làm nên sức hấp dẫn và chiều sâu của đề. Tuy nhiên, đáp án chấm lại yêu cầu quá đơn giản, chỉ cần nêu ra nghĩa tường minh nổi rõ trên câu chữ. Trong khi đó câu này có số điểm cao nhất phần đọc hiểu (1 điểm). Vì vậy đáp án như thế là không thỏa đáng. Cần khuyến khích những bài làm rút ra được ý nghĩa sâu sắc “về cuộc sống con người” để cho điểm tuyệt đối. Nếu không, giám khảo dễ bị “máy móc hóa” cách chấm theo kiểu nhìn vào các “từ khóa” (“chậm rãi, hiền hòa, thanh bình, yên ả…”) mà cho điểm.
Thi tốt nghiệp THPT: Đáp án đề ngữ văn quá thoáng, chấm thế nào để công bằng? - ảnh 1
Đề thi môn ngữ văn kỳ thi tốt nghiệp THPT (đợt 1)
Làm sao để không chấm lệch điểm? 
Đáp án câu 4 phần đọc hiểu có 2 ý: Tái hiện lại “hành trình từ sông ra biển của nước” và “rút ra bài học phù hợp”. Tuy nhiên với cách hỏi của đề thi, thì hầu hết thí sinh chỉ trả lời ý 2 của đáp án, và viết thành đoạn văn. Vậy phải chấm làm sao? Nếu yêu cầu đủ 2 ý, mỗi ý 0,25 điểm, sẽ thiệt 0,25 điểm cho thí sinh. Vì vậy, với câu này, TS chỉ cần làm ý 2 thì nên cho trọn điểm, 0,5.
Câu 1phần làm văn (viết đoạn văn khoảng 200 chữ) cần có sự thống nhất rõ ràng giữa cách viết đoạn văn và bài văn. Vì theo quan sát của chúng tôi hàng năm, những thí sinh viết theo đúng yêu cầu đoạn, dù đủ ý đáp án, cũng bị thiệt hơn với những em viết dài thành bài văn(!).
Đáp án – thang điểm câu 2 của phần làm văn cũng quá sơ lược, nhất là phần trọng tâm (cảm nhận về đoạn thơ, 2,5 điểm), sẽ rất khó để giám khảo chấm đều tay.
Cho nên khi chấm chung để thống nhất đáp án môn ngữ văn, các hội đồng chấm cần phải cụ thể để hạn chế lệch điểm.

Theo Hậu Nguyên/TNO

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)