Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

Sách và những chuyến đi

Tạp Chí Giáo Dục


Giáo viên thích thú v
i các sn phm ca hc sinh trong d án “Sách và nhng chuyến đi”

Đây là dự án do cô Đặng Thị Sang (giáo viên môn ngữ văn Trường THPT Bùi Thị Xuân, TP.HCM) và học sinh lớp 10A13 thực hiện, với cảm hứng lấy từ chính những cuốn sách đã đọc trong các tiết đọc sách trên lớp của học sinh. Dự án được triển khai trong 6 tuần với 3 nhóm học sinh, mỗi nhóm lựa chọn một cuốn sách làm chủ đề xuyên suốt dự án. Không chỉ truyền đi thông điệp của tác phẩm, qua những cách thức thể hiện riêng, mỗi tác phẩm trong dự án đã đưa người đọc “lạc” vào chuyến tàu phiêu lưu qua từng trạm dừng chân. Đó là chuyến đi của tình yêu thương với “Chuyện con mèo dạy con hải âu bay”; chuyến đi về vùng đất ở “Sài Gòn thị thành hoang dại”; chuyến đi của thanh xuân với “Sống như ngày mai sẽ chết”. Trong chuyến phiêu lưu đó, hành khách sẽ xuất phát từ bến yêu thương, nơi thành phố mình đang sinh sống và điểm dừng chân là thanh xuân tươi đẹp. Nguyễn Thị Thanh Xuân (đại diện nhóm chuyến đi của tình yêu thương) cho biết thông điệp mà nhóm muốn truyền tải là tình yêu thương, hãy yêu thương, đồng cảm với  những người xung quanh mình. “Khi yêu thương là cách hạn chế bạo lực học đường, gắn kết tình cảm bạn bè để mỗi ngày đến trường đều là một ngày vui”, Thanh Xuân chia sẻ. Chọn lựa những tản văn gần gũi với đời sống, nhóm chuyến đi về vùng đất ở “Sài Gòn thị thành hoang dại” đã xây dựng các video có lồng lời văn để giới thiệu những địa điểm quen thuộc ở Sài Gòn như nhà thờ Đức Bà, đường sách Nguyễn Văn Bình, dinh Độc Lập, Công viên 30-4. “Thông điệp mà nhóm muốn gửi gắm đó là đôi khi chúng ta cần phải bước chậm lại để ngắm nhìn thành phố mình đang sống, để yêu hơn cái tình ấm áp của người Sài Gòn, từ đó sống biết sẻ chia, yêu thương”, Nguyễn Huỳnh Đông Nghi (đại diện nhóm) chia sẻ. “Bước ra ngoài những trang sách mà học sinh đã đọc, dự án tạo ra cho mỗi học sinh những cảm xúc, trang bị cho các em nhiều kỹ năng, và quan trọng nhất đó là khơi gợi trong học sinh cảm xúc của tình yêu thương để làm tiền đề giúp các em yêu và say mê hơn với bộ môn ngữ văn”, cô Sang bày tỏ. Ngoài ra, cô Sang cho biết dự án cũng là cách để lan tỏa văn hóa đọc trong nhà trường. Tại Trường THPT Bùi Thị Xuân, tiết đọc sách được tổ chức 1 tuần/lần ở tất cả các lớp. Song, theo cô Sang, văn hóa đọc là một hành trình dài, để hình thành nên văn hóa đó cần có sự chung tay đồng bộ ở nhiều bộ môn, gắn kết qua nhiều hoạt động. Khi học sinh được thể hiện tác phẩm yêu thích bằng chính năng khiếu của bản thân thì các em sẽ làm một cách say mê, trách nhiệm nhất. Từ việc làm đó, văn hóa đọc đã đâm chồi, nảy lộc trong chính học sinh. Bên cạnh đó, dự án còn là cách thức đổi mới phương pháp giảng dạy, tiếp cận bộ môn ngữ văn trong nhà trường, đưa văn học vào trong đời sống, hướng tới phát huy năng lực, phẩm chất của học sinh theo tinh thần của Chương trình giáo dục phổ thông 2018…

Bài, ảnh: Quang Long

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)