Y tế - Văn hóaSức khỏe đời sống

Động vật hữu nhũ có thể thở qua đường hậu môn

Tạp Chí Giáo Dục

Trong một nghiên cứu hứa hẹn mang đến đột phá trong điều trị ở người, các nhà khoa học Nhật Bản đã xây dựng thành công quy trình cho phép các động vật có vú “thở” thông qua đường hậu môn.

Nhiều nơi trên thế giới thiếu máy trợ thở cho bệnh nhân Covid-19 /// REUTERS

Nhiều nơi trên thế giới thiếu máy trợ thở cho bệnh nhân Covid-19. REUTERS

Ở động vật cấp cao, hoạt động hô hấp được thực hiện thông qua phổi. Tuy nhiên, một số loài như hải sâm, cá da trơn… đã xoay sở phát triển cơ chế “hít, thở” thông qua ngõ khác, mà trong trường hợp khẩn cấp có thể giúp chúng sinh tồn. Đó là cơ chế thở qua đường hậu môn (EVA).
Ấn tượng trước năng lực trên, các nhà nghiên cứu của Đại học Y và Nha khoa Tokyo đã tìm cách tái diễn EVA ở chuột, lợn trong điều kiện phòng thí nghiệm, theo báo cáo đăng trên chuyên khoa Med.
Cụ thể, trưởng nhóm là bác sĩ Takanori Takebe và đồng sự đã bơm chất lỏng chứa đầy dưỡng khí qua đường trực tràng cho chuột và lợn (được can thiệp để mắc chứng giảm ôxy-huyết). Kết quả cho thấy động vật hữu nhũ cũng có thể hấp thu dưỡng khí thông qua hậu môn. “Lũ chuột bắt đầu bò tới lui, còn da của lợn chuyển màu hồng hào”, theo báo cáo.
 

Nhóm chuyên gia cho rằng phát hiện mới cũng có thể áp dụng đối với những bệnh nhân đang gặp vấn đề nghiêm trọng về đường hô hấp, nhưng đồng thời lại không có máy trợ thở hoặc thiết bị hỗ trợ.
Theo tờ New York Times, bác sĩ Takebe đã bắt đầu cuộc nghiên cứu về EVA trong lúc cha của ông chật vật chống chọi vì chứng suy phổi.
“Trong khi máy trợ thở rất hữu dụng, nhưng không phải lúc nào cũng có sẵn hoặc dễ dàng bị hỏng. Đó là lý do chúng ta cần nghĩ ra những phương án khác để giúp đỡ các bệnh nhân bị chứng suy phổi nặng”, theo vị bác sĩ.
Theo Phi Yến/TNO

 

Bình luận (0)