Khoa học - Công nghệPhát minh khoa học

Ai Cập phát lộ tàn tích vườn mộ gần 4.000 năm tuổi

Tạp Chí Giáo Dục

Các nhà khoa học Tây Ban Nha đã phát hiện tàn tích một khu vườn mộ của các pharaoh Ai Cập có niên đại gần 4.000 năm tại thành phố Luxor, vùng Thượng Ai Cập.
Trong thông báo ngày 4/5, Bộ Khảo cổ Ai Cập cho biết khu vườn mộ nói trên được phát lộ trong khi các nhà khoa học tiến hành khai quật khoảng sân phía trước một ngôi mộ đá thuộc thời kỳ Trung Vương quốc (khoảng năm 2050 – 1800 trước Công nguyên) của Ai Cập cổ đại, ở khu vực nghĩa trang Draa Abul Nagaa – gần Thung lũng các vị Vua.
Đây là lần đầu tiên các nhà khoa học phát lộ tàn tích một khu mộ ở thành phố cổ Thebes.
Đây là lần đầu tiên các nhà khoa học phát lộ tàn tích một khu mộ ở thành phố cổ Thebes.
Khu vườn có hình chữ nhật, với kích thước 3x2m, được chia thành những ô vuông rộng 30cm. Trên mỗi ô này lại có hai bậc cao được cho là để trồng hoa hoặc những bụi cây nhỏ.
Theo bộ trên, đây là lần đầu tiên các nhà khoa học phát lộ tàn tích một khu mộ ở thành phố cổ Thebes, mặc dù cũng tại khu vực này hồi tháng trước họ đã phát hiện nhiều bộ hài cốt 3.500 năm tuổi và hơn 1.000 bức tượng sử dụng trong các lễ tang.
Các nhà khảo cổ cho rằng việc phát hiện khu vườn có thể gợi mở những hình dung về cảnh quan, môi trường và kỹ thuật làm vườn ở Thebes – một trong những thành phố quan trọng nhất thời Ai Cập cổ đại, khoảng năm 2000 trước Công nguyên. Khu vườn vừa được phát lộ có thể mang ý nghĩa biểu tượng và đóng vai trò quan trọng trong các nghi thức tang lễ thời bấy giờ.
Là một trong những quốc gia có nền văn minh cổ nhất thế giới, Chính phủ Ai Cập luôn rất nỗ lực để bảo tồn các di sản khảo cổ của mình.
Ngoài ra, việc khám phá bí mật của các vị pharaoh và các tập quán văn hóa trong suốt lịch sử của đất nước, cũng nằm trong những nỗ lực khôi phục ngành du lịch đang bị suy thoái trầm trọng trong vài năm qua, do bất ổn chính trị và các vấn đề về an ninh.
HT (theo khoahoc.tv)

Bình luận (0)