Tạp Chí Giáo Dục TP.Hồ Chí Minh
Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

AI – Đối trọng mới của người làm báo trong thời đại số

Tạp Chí Giáo Dục

i tác đng mnh m ca trí tu nhân to (AI), ngh báo đang bưc vào thi k chuyn mình chưa tng có. T viết bài, dng hình, tng hp d liu đến phân tích xu hưng, AI có th đm nhim gn như toàn b quy trình sn xut tin tc…

Phóng viên Anh Tú (Báo Lao động) cho rằng AI là một bước chuyển thời đại, đồng thời nhấn mạnh tầm quan trọng của việc giữ phẩm chất con người trong tác phẩm báo chí

Trong bối cảnh ấy, vai trò của phóng viên không còn là câu hỏi về sự tồn tại, mà là về cách thích nghi và tái định vị. Liệu người làm báo sẽ trở thành đối trọng – không ngừng nâng cao nghiệp vụ để giữ vững giá trị con người hay sẽ chọn trở thành đối tác – khai thác công nghệ như một cánh tay hỗ trợ đắc lực trong quá trình sáng tạo?

Đi trng đ phát trin k năng

Gắn bó với nghề báo đã 11 năm, phóng viên Lê Phan (Báo Tuổi trẻ) không giấu được sự kinh ngạc trước khả năng của trí tuệ nhân tạo trong lĩnh vực truyền thông. “Có thể nói tôi rất choáng trước những gì trí tuệ nhân tạo làm được trong lĩnh vực báo chí truyền thông. Có thể ví dụ như gần đây việc AI tạo các video chỉ bằng các mô tả lệnh, bối cảnh, nhân vật sống động như thật khiến nhiều người ngỡ ngàng”.

Theo ông, điều gì cũng có mặt tích cực và thách thức. Điều tích cực là khi con người biết tận dụng sự thông minh này để hỗ trợ công việc – từ điều chỉnh bản thảo, tạo hình minh họa đến dựng video tối ưu. AI còn có thể nắm bắt xu hướng xã hội, giúp bài viết nổi bật hơn trên công cụ tìm kiếm.

“Thách thức là AI làm được quá nhiều điều, thậm chí tốt hơn cả con người. Nếu không cập nhật, học hỏi chúng ta sẽ bị đào thải bất cứ lúc nào. AI có thể viết một bài báo, bản tin hoàn chỉnh hơn cả con người, thậm chí nó chỉn chu và hoàn hảo”, phóng viên Lê Phan chia sẻ thêm.

Tuy vậy, ông Lê Phan không xem AI là đối thủ mà là đối trọng: “Đối trọng để chúng ta làm động lực phát triển hơn về kỹ năng nghề nghiệp, trau dồi nghiệp vụ, nâng cấp các kỹ năng mới cho bản thân. Hơn cả, AI dựa trên kho trí tuệ mà con người tạo lập nên chúng ta vẫn có thể khống chế nó ở một mức nào đó. Khả năng của con người là vô hạn và không thể khám phá hết, do đó AI sẽ hỗ trợ chúng ta chứ không thể thay thế”.

AI có thể dựa trên thông tin chung để hoàn thiện một tác phẩm báo chí hay tạo dựng hình ảnh dựa trên mô tả, nhưng việc tác nghiệp hiện trường là không thể. “Quá trình xây dựng nguồn tin riêng, các ý tưởng, đề tài lạ, độc quyền được phát hiện trong quá trình tác nghiệp của phóng viên thì AI khó thể làm được”, ông Phan nhìn nhận.

Gắn bó cùng nghề báo được 8 năm với tư duy linh hoạt và nhạy bén trước công nghệ mới, phóng viên Anh Tú (Báo Lao động) có cái nhìn cởi mở hơn. Theo ông, AI không chỉ là công cụ mới – nó là một bước chuyển thời đại.

Dù AI tham gia vào khâu biên tập và tổng hợp, việc tiếp cận nhân vật và hiện trường vẫn là nhiệm vụ cốt lõi của người làm báo

“Khi tôi mới vào nghề năm 2018, phóng viên trẻ vẫn thường phải mang theo máy ảnh riêng, micro, máy ghi âm. Giờ đây, chỉ với một chiếc điện thoại thông minh, chúng tôi có thể vừa quay, vừa dựng, vừa truyền tin trực tiếp. Và giờ, AI còn có thể giúp viết nháp bài, phân tích dữ liệu, gợi ý tiêu đề… Tốc độ này thực sự chóng mặt. Nhưng chính vì vậy, nó cũng đòi hỏi người làm báo phải thay đổi tư duy”, ông Anh Tú chia sẻ.

Theo ông Anh Tú, điều quan trọng không phải là lo sợ AI sẽ thay thế con người, mà là cách người làm báo chủ động ứng dụng công nghệ để nâng cao hiệu quả công việc. Ông cho rằng: “AI không phải là mối đe dọa nếu chúng ta hiểu rõ vai trò của nó. Nếu sử dụng đúng cách, nó có thể giúp rút ngắn thời gian xử lý thông tin, hỗ trợ kiểm tra dữ kiện, đề xuất tiêu đề, hoặc gợi ý cấu trúc bài viết hợp lý hơn. Tuy nhiên, chính con người vẫn là người quyết định thông điệp và giá trị nội dung được truyền tải”.

Tuy nhiên, ông Anh Tú cũng thừa nhận, AI đang thay đổi cơ bản cách làm báo. “Kỹ năng viết lách truyền thống giờ phải đi cùng với kỹ năng dữ liệu, hiểu biết về thuật toán và khả năng đánh giá thông tin từ hệ thống đề xuất của AI. Nếu không kịp thích nghi, chính người viết sẽ bị AI bỏ lại phía sau”.

Gi phm cht con ngưi trong quy trình báo chí t đng hóa

Không chỉ là công cụ viết bài hay tạo dựng hình ảnh, AI còn đang được thử nghiệm trong công tác biên tập, lựa chọn tin bài, đề xuất xu hướng và phân tích hành vi độc giả. Điều này ảnh hưởng đến toàn bộ chuỗi sản xuất nội dung trong các tòa soạn – từ cộng tác viên đến biên tập viên cấp cao.

Phóng viên Anh Tú nhận định: “AI có thể giúp tổng hợp các nguồn tin, kiểm tra đạo văn, đề xuất câu chữ mượt mà hơn. Với những tòa soạn thiếu nhân lực, đây là cứu cánh. Nhưng đồng thời, cũng đặt ra vấn đề đạo đức nghề nghiệp – liệu phóng viên có đang để AI viết thay mình? Và ranh giới nào giữa hỗ trợ và sao chép?”.

Anh Tú cũng cho rằng, để tránh việc lạm dụng, các cơ quan báo chí nên có quy chế rõ ràng về việc sử dụng AI, ví dụ: chỉ dùng AI trong giai đoạn nháp, không được dùng toàn phần cho bài viết đăng tải công khai, hoặc phải ghi rõ nếu có yếu tố AI hỗ trợ.

Cả hai phóng viên đều thống nhất một điểm: nghề báo sẽ không biến mất, nhưng chắc chắn sẽ thay đổi. Và điều quan trọng nhất, theo họ, không phải là cố gắng vượt mặt AI, mà là giữ được phẩm chất con người trong từng tác phẩm báo chí.

“Một bài báo hay không chỉ đúng, mà còn phải chạm được cảm xúc. AI có thể tổng hợp thông tin, nhưng cảm xúc, sự rung động trước số phận, tinh thần dấn thân, sự tử tế và dũng cảm của người làm báo, thì chỉ con người mới có thể tạo ra được”, ông Lê Phan nói.

Còn ông Anh Tú thì khẳng định: “Việc thu thập thông tin gốc tại hiện trường – bao gồm ngữ cảnh, âm thanh và các tương tác trực tiếp – vẫn là nhiệm vụ cốt lõi của nhà báo, điều mà các thuật toán AI hiện chưa thể tái tạo đầy đủ”.

AI không phải là lời cáo chung cho nghề báo. Nó chỉ là hồi chuông nhắc nhở rằng sự thay đổi là điều tất yếu. Và với những người làm báo, chính trong thời khắc thay đổi này, bản lĩnh nghề nghiệp và lòng yêu nghề lại cần được thể hiện rõ nhất. AI có thể giỏi, nhưng chính người phóng viên bằng trái tim, trực giác và kinh nghiệm của mình, mới là người kể lại câu chuyện một cách chân thật và chạm tới độc giả sâu sắc nhất.

Thương Nguyên

Bình luận (0)