Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

AI “nóng lên” tác động đến việc lựa chọn ngành nghề?

Tạp Chí Giáo Dục

Trí tu nhân to (AI) có tác đng đến vic la chn ngành ngh, làm mt đi các giá tr ngh nghip truyn thng là băn khoăn ca nhiu ph huynh, hc sinh khi 12, đc bit t khi ChatGPT “nóng” lên.


Các chuyên gia khuyên rng ngưi hc nên nhìn ra trưc các cơ hi ca ngành ngh và mnh dn chn ngành hc mình có đam mê

Ngành kiến trúc, m thut có còn ch đng trưc AI?

Trong chuyên đề hướng nghiệp và tư vấn tuyển sinh đại học năm 2023 tại các trường THPT TP.HCM, băn khoăn của nhiều phụ huynh học sinh đặt ra là liệu các ngành nghề truyền thống có còn chỗ đứng khi AI đã và đang làm tốt hơn cả con người, thậm chí là đang dần thay thế vai trò của con người.

“Em có mong muốn theo đuổi ngành thiết kế đồ họa. Thế nhưng, hiện nay AI đã có thể vẽ được các nét vẽ rất đẹp, như vậy thì liệu ngành học này có bị ảnh hưởng, thay thế…” – học sinh Trường THPT Lê Quý Đôn (quận 3) đặt câu hỏi.

“Nhiều chuyên gia giáo dục lên tiếng cảnh báo về AI sẽ làm biến mất một số ngành nghề để tạo ra những ngành nghề mới. Như vậy, các ngành nghề mang tính truyền thống như sư phạm, tài chính, kinh tế, ngân hàng sẽ bị tác động như thế nào. Liệu khi con em mình chọn những ngành nghề truyền thống này thì sau vài năm nữa ra trường có còn phù hợp…” – phụ huynh Trường THPT Linh Trung (TP.Thủ Đức) băn khoăn.

Theo các chuyên gia tư vấn, những lo lắng này của phụ huynh, học sinh là có cơ sở. Với sự bùng nổ mạnh mẽ của AI sẽ tác động đến nhiều lĩnh vực, ngành nghề, sẽ làm mất đi một số ngành nghề và tạo ra thêm nhiều ngành nghề mới, song lại mở ra những cơ hội mới cho người học. Hơn nữa, sự biến mất của một ngành nghề thì cần phải có thời gian, không phải một sớm một chiều.

“Sự ảnh hưởng của công nghệ, AI đã và đang tác động đến hầu hết các nhóm ngành. Tuy nhiên, để đi kịp với xu hướng và đào tạo ra nhân lực đáp ứng được yêu cầu, các trường đại học đều luôn cập nhật những xu thế, ứng dụng mới để đưa vào giảng dạy, sử dụng như một công cụ hỗ trợ…” – bà Nguyễn Thị Thu Vân, đại diện Trường Đại học Văn Lang nhấn mạnh.

Ông Trần Anh Tuấn – Chuyên gia dự báo nguồn nhân lực và thông tin thị trường lao động khẳng định, trí tuệ nhân tạo hiện nay đã và đang tác động đến rất nhiều lĩnh vực ngành nghề, làm mất đi một số ngành và mở rộng thêm những ngành nghề mới.

Các ngành nghề truyền thống sẽ không còn mang tính truyền thống mà đang có xu hướng được kết hợp với công nghệ thông tin, trí tuệ nhân tạo để mở ra các ngành nghề mới. “Ví dụ, truyền thông thì có ngành truyền thông đa phương tiện, truyền thông media…, rồi các ngành như logistics. Ngay cả ngành sư phạm, hiện nay cũng đòi hỏi người học phải có tư duy về công nghệ thông tin để ứng dụng công nghệ vào trong giảng dạy, làm mới bài giảng mới có thể đáp ứng được yêu cầu của công việc chứ không thể nào chỉ đơn thuần là phấn trắng, bảng đen như trước kia” – ông Trần Anh Tuấn đề cập.


Nhiu hc sinh lp 12 băn khoăn rng liu AI có tác đng đến vic la chn ngành ngh

Với lý do đó, chuyên gia này khuyên rằng khi lựa chọn nghề nghiệp, người học cần thiết phải quan tâm đến xu hướng, tác động, ảnh hưởng của AI lên các ngành nghề đó, từ đó mới có lựa chọn phù hợp nhất.

Nhìn trưc v cơ hi ca ngành ngh

TS. Nguyễn Đức Nghĩa – nguyên Phó Giám đốc Đại học Quốc gia TP.HCM đánh giá, việc tác động của AI đến các ngành nghề là điều đã được nhìn thấy và dự báo từ rất lâu chứ không phải gầy đây khi ChatGPT xuất hiện. Các ngành nghề lao động giản đơn với thao tác đơn giản hoàn toàn có thể bị AI thay thế. Thế nhưng, để một ngành nghề mất đi thì không phải một sớm một chiều và đột ngột, mà cần có quá trình…

Ông phân tích: Danh mục các ngành đào tạo tại các trường đại học được Bộ GD-ĐT ban hành năm 2017 thì đến 5 năm sau (năm 2022), bộ mới ban hành bổ sung thêm một số ngành mới, như ngành trí tuệ nhân tạo, khoa học dữ liệu, logistics và quản lý chuỗi cung ứng, kinh tế số… Một mặt nào đó, cần khẳng định rằng các ngành nghề không thể biến mất nhanh chóng được. Quá trình chuyển đổi của mỗi ngành nghề sẽ dài hơi. Như vậy, các ngành nghề mà các trường đại học đang đào tạo thì trong vòng 4-5 năm tới sẽ không thay đổi nhiều.

“Khi các ngành nghề còn đào tạo thì chứng tỏ nhu cầu thị trường vẫn đang cần nguồn nhân lực đó. Trên thực tế, không hiếm các ngành học được đào tạo ở các trường đại học sau một thời gian đã không còn được đào tạo nữa vì không có nhu cầu thị trường, không thể tuyển sinh được. Vì thế, nếu người học có quan tâm đến ngành học nào thì cần tìm hiểu sâu, kỹ về ngành học đó và mạnh dạn lựa chọn” –  TS. Nguyễn Đức Nghĩa chia sẻ.

Tuy nhiên, đứng trước xu hướng lên ngôi và chịu tác động của trí tuệ nhân tạo, ông khuyên rằng, điều mà phụ huynh, học sinh cần quan tâm trong quá trình lựa chọn ngành nghề đó là nhìn trước về cơ hội nghề nghiệp của ngành lựa chọn. Trong quá trình học, dù ngành học có bị tác động bởi AI thì chắc chắn cũng không thay thế được con người, điều quan trọng là người học có định hướng học để phù hợp, tạo ra các giá trị cho bản thân mình.

“Hiện nay các ngành nghề đang được các trường đại học đào tạo, bao gồm cả các ngành nghề mang tính truyền thống như sư phạm, kỹ sư… thì vẫn đảm bảo theo nhu cầu thị trường lao động. AI không thể thay thế được hoàn toàn con người mà chỉ giải quyết các vấn đề do con người đặt hàng. Vì thế, người học hãy cứ mạnh dạn lựa chọn nếu như thực sự có mong muốn theo đuổi ngành học đó” –  TS. Nguyễn Đức Nghĩa nhấn mạnh.

Đ Giang Quân

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)