Khoa học - Công nghệPhát minh khoa học

Airbus đang thiết kế tàu tự hành đi nhặt mẫu vật trên sao Hỏa chở về Trái Đất

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)
Hồi tháng 4 NASA và cơ quan hàng không vũ trụ châu Âu (ESA) tuyên bố cùng nhau hợp tác tìm cách đưa mẫu vật trên sao Hỏa về Trái Đất nghiên cứu. Bây giờ họ chọn Airbus để giao cho hợp đồng thiết kế ra một chiếc tàu tự hành lên sao Hỏa hoạt động vào năm 2026 và chở mẫu đất đá về.
Cụ thể, nhiệm vụ của chiếc tàu tự hành này sẽ là lần theo và thu thập những mẫu vật mà tàu tự hành Mars 2020 lên trước đã dọn sẵn trong quá trình hoạt động. Nghe có vẻ đơn giản nhưng thực ra việc tạo ra một chiếc tàu tự hành như vậy không phải là điều dễ dàng.
Đất đá sao Hỏa sẽ được Mars 2020 bỏ sẵn trong những ống như thế này​.
Đất đá sao Hỏa sẽ được Mars 2020 bỏ sẵn trong những ống như thế này​.
Theo kế hoạch, Mars 2020 sẽ đào bới lên những mẫu đất đá, chứa trong 30 chiếc ống và bỏ lại tại những điểm trên lộ trình của nó. Sau đó con tàu lên sau của Airbus sẽ phát hiện những chiếc ống này từ xa, tự tìm đường tới và dùng cánh tay robot nhấc lên giữ lại. Công việc cứ như thế cho tới khi nhận đủ đồ và sẽ chở trở về Trái Đất.
Hình ảnh render thiết kế sơ bộ của tàu tự hành Airbus​.
Hình ảnh render thiết kế sơ bộ của tàu tự hành Airbus​.
Ben Boyes, người lãnh đạo nhóm thiết kế ở Airbus tiết lộ “con tàu sẽ có kích thước nhỏ, nặng chỉ khoảng 130kg. Tuy nhiên thiết bị trên đó sẽ có đòi hỏi rất khắt khe. Con tàu sẽ phải hoạt động trên một phạm vi lớn với độ tự động cao, phải biết tự lên kế hoạch để làm việc mỗi ngày”.

Sau khi thu đủ mẫu vật, tàu tự hành sẽ chạy lại bệ phóng tên lửa, "chất hàng" vào và kích hoạt để chở về Trái Đất​.
Được biết con tàu nói trên sẽ có khoảng 150 ngày trên sao hỏa để đi thu lại toàn bộ những mẫu vật do Mars 2020 để lại. Sau đó, nó sẽ chạy lại bệ phóng tên lửa, đưa “túi” mẫu vật vào tên lửa và kích hoạt để chở về Trái Đất. Và nghe thì đơn giản như coi phim nhưng kỳ thực là muôn vàn khó khăn và dự tính là thế, tuy nhiên các nhà khoa học còn phải đánh giá tính khả thi của nó thì mới quyết định có theo đuổi tiếp, đồng thời có đầu tư phát triển công nghệ hỗ trợ hay không.
HT (theo khoahoc.tv)

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)