Khoa học - Công nghệPhát minh khoa học

Airespeeder: Xe đua bay đầu tiên trên thế giới

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)
Xe đua bay đầu tiên trên thế giới mang tên Airespeeder có thể tăng tốc từ 0 lên 100km/h trong vòng 2,8 giây đã được đưa vào sản xuất trước mùa hè này.
10 trong số những chiếc xe đua bay đang được hãng Alauda Aeronautics lắp ráp tại thành phố Adelaide của Australia.
Sự kết hợp hoàn hảo
Hoàn toàn chạy bằng điện và có khả năng được điều khiển từ xa, Airspeeders dự kiến sẽ xuất hiện trong các cuộc đua trên khắp 3 lục địa trong những tháng tới.

Xe đua bay có thể tăng tốc từ 0 lên 100km/h trong 2,8 giây.
Xe đua bay này có 8 cánh quạt quanh buồng lái làm từ sợi carbon và có khả năng đạt tốc độ tối đa 120km/h. Hiện, chi phí sản xuất xe đua bay này vẫn đang được giữ bí mật. Theo các nhà phát triển, các ứng dụng đua xe sẽ giúp đẩy nhanh việc phát triển xe bay và áp dụng hàng loạt công nghệ này nhanh hơn.
Tuyên bố trên được đưa ra chỉ 3 tháng sau khi một nguyên mẫu Airspeeder mất kiểm soát tại sân bay Goodwood, West Sussex của Anh. Nó được điều khiển từ xa và bay ở độ cao hơn 2.400m phía trên đường bay của sân bay Gatwick trước khi rơi ở Chichester.
Người sáng lập hãng Alauda Aeronautics là Mathew Pearson cho biết, một số xe Mercedes, Bentley và Renault đầu tiên là xe đua. “Những xe tiên phong của các thương hiệu này biết rằng để thúc đẩy một cuộc cách mạng về di chuyển, họ phải chế tạo những cỗ máy của mình cho mục đích đua.
Với Airspeeder, chúng tôi tự hào vì đã lặp lại triết lý này. Để đẩy nhanh sự xuất hiện của công nghệ di chuyển hàng không tiên tiến, chúng ta phải thúc đẩy cạnh tranh về thể thao”, ông nói.
“Airspeeder Mk3 là kết quả của nhiều năm nghiên cứu kỹ thuật, thử nghiệm và phát triển với mục đích thuần túy là tạo ra một chiếc xe bay điện hiệu suất cao nhất”, ông Mathew Pearson nói thêm.
Theo các nhà phát triển, thiết kế Airspeeder là sự kết hợp giữa máy bay trực thăng, máy bay chiến đấu và xe ô tô Công thức 1. Nó có buồng lái vay mượn từ xe Công thức 1 với cấu trúc cho phép tập trung vào việc bay “ở giới hạn tuyệt đối”.
“Nguyên tắc đầu tiên của tôi là những chiếc Speeders này trước tiên phải là xe đua” – Trưởng bộ phận thiết kế Felix Pierron của Airspeeder và Alaude Aeronautics cho biết.
“Trong việc hình thành phương pháp thiết kế, tôi đã khám phá những kiểu dáng cổ điển của những chiếc xe đua từ những năm 50 – 60 của thế kỷ trước. Đây là thời điểm mà vẻ đẹp được yêu cầu ngang bằng với nhu cầu về công nghệ và khí động học”, theo Felix Pierron.
“Là một nhà thiết kế, sự khởi đầu bao giờ cũng tuyệt nhất. Tôi rất phấn khích khi thấy một cái gì đó bắt đầu như một tầm nhìn trên giấy được đưa lên không trung. Những giấc mơ của tôi không còn là của riêng tôi nữa, chúng giờ đây đã trở thành một hiện thực đáng kinh ngạc để truyền cảm hứng cho thế giới”, ông nói.
Thiết kế xe đua bay được kết hợp giữa trực thăng, chiến đấu cơ và xe đua Công thức 1.
Thiết kế xe đua bay được kết hợp giữa trực thăng, chiến đấu cơ và xe đua Công thức 1.
Bước nhảy vọt về công nghệ
Airspeeder Mk3 sẽ có các tính năng chưa từng thấy trong tàu điện, có thể cất cánh và hạ cánh thẳng đứng, bao gồm hệ thống tránh va chạm dựa trên LiDAR và radar sẽ tạo ra một “trường lực ảo” xung quanh tàu cho phép việc đua xe an toàn.
Các nhà phát triển cho biết, dựa trên phiên bản Mk2, xe đua bay được nâng cấp trên sẽ được cung cấp năng lượng bằng pin được thiết kế lại, thêm 90% công suất trong khi trọng lượng chỉ tăng 50%.
Mk3 có khung và thân bằng sợi carbon vì vật liệu này có độ bền, chắc, nhẹ, bảo đảm khả năng cơ động và hoạt động hiệu quả. Khung và thân bằng sợi carbon bổ sung thêm một lớp an toàn cơ học quan trọng. Nó sẽ được tăng cường sức mạnh hơn nữa trên phiên bản xe Mk4 khi thân xe liền khối hoàn toàn bằng sợi carbon.
Cấu hình của xe cũng bổ sung biện pháp quan trọng về dự phòng, bảo đảm xe có thể hạ cánh an toàn và duy trì trong tầm kiểm soát nếu các trục xoay hay hệ thống pin bị lỗi.
Ngoài ra, pin có thể được tinh chỉnh để cung cấp các cấu hình phân phối năng lượng khác nhau theo yêu cầu của một trường đua nhất định, ví dụ như để thích ứng tốt hơn với các đường cong và dốc hoặc để tập trung tốt hơn vào tốc độ trên đường thẳng.
Một hệ thống “trượt và khóa” sáng tạo mới trong thiết kế Mk3 sẽ cho phép pin được nhanh chóng tháo ra và thay pin mới trong các chặng dừng của cuộc đua. Các nhà phát triển chương trình này cho biết, thời gian thay pin đã giảm xuống chỉ còn 14 giây.
Đội ngũ mặt đất cũng có thể theo dõi tình trạng của Airspeeder trong các cuộc đua nhờ vào hệ thống đo từ xa hiện đại, cho phép khôi phục hàng terabyte dữ liệu từ các cảm biến nằm trong mọi khu vực của xe bay.
“Đây là sự đổi mới thuần túy. Chúng tôi không còn bị gò bó bởi 4 bánh xe hay khung hình vuông. Chúng tôi đang dẫn đầu một xu hướng hoàn toàn mới, đó là xe đua bay. Tôi rất tự hào khi hoàn thành trách nhiệm tạo ra những cỗ máy đẹp như mục đích của nó” – ông Pierrson giải thích.
Theo Alauda Aeronautics, Airspeeder Mk3 là một “bước nhảy vọt khổng lồ về kỹ thuật” trong quá trình phát triển loại xe đua đầu tiên trên thế giới dành cho ô tô bay chạy điện.
Phương tiện được điều khiển từ xa này là phiên bản lặp lại cuối cùng của một chiếc xe đua chạy điện trước khi giới thiệu phương tiện đua có người lái là Airspeeder Mk4, dự kiến ra mắt vào năm 2022.
Xe đua bay Mk3 Airspeeder nặng 130kg có lớp vỏ bằng sợi carbon, 8 cánh quạt mang lại sự ổn định, ngay cả trong trường hợp 1 cánh quạt bị hỏng. Nó có bộ pin dễ thay thế và có thể phân phối điện và điều chỉnh theo yêu cầu của một đường đua.
Mk3 Airspeeder có thể cung cấp công suất tối đa 320kw và nâng được trọng lượng 80kg. Mk3 Airspeeder có thể rẽ nhanh hơn nhiều so với máy bay hoặc trực thăng cánh cố định truyền thống với tỷ lệ lực đẩy trên trọng lượng gấp 3 lần so với một trong những máy bay chiến đấu tiên tiến nhất thế giới là F-15E Strike Eagle.
 
HT (theo khoahoc.tv)

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)