Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

Ám ảnh lớp 1!

Tạp Chí Giáo Dục

My năm trưc, mt cô bn tôi hi: “Anh xem liu em có nên cho con gái đi hc trưc đ biết đc, biết viết, biết làm toán trưc khi vào lp 1 không?”. Tôi hi, bé đã biết mt ch chưa thì cô y bo đã biết mt ch, đã ráp đưc mt s vn. Vì vy, tôi đáp: “Em không cn cho cháu hc trưc, vì vào hc, cháu s đưc dy đy đ, đ đến cui năm cháu s biết đc và viết tt, không có gì phi lo c!”…

Theo tác gi, ám nh lp 1 là có tht, nhưng phn ln do ph huynh to ra ch không phi nhà trưng đòi hi. Trong nh: Giáo viên dy hc sinh lp 1 viết ch. Ảnh: N.Trinh

Nỗi lo đó của bạn tôi hẳn cũng là nỗi lo của nhiều bậc cha mẹ khác, nhất là với những người lần đầu có con chuẩn bị vào lớp 1. Có người, nỗi lo đó biến thành một sự ám ảnh, đến độ đi đâu cũng hỏi thăm, gặp ai cũng hỏi dò, rồi băn khoăn nhiều nỗi và không biết quyết định như thế nào là tốt nhất. Bởi trên thực tế, có nhiều phụ huynh đã cho trẻ đi học chương trình lớp 1 từ năm lớp lá (năm cuối của bậc mẫu giáo), có khi tại chính nhà một giáo viên trường nào đó mà bé chuẩn bị vào học lớp 1. Một số bậc cha mẹ khác thì dạy cho con học tại nhà, bằng sách lớp 1 hoặc bằng các phương tiện, công cụ vốn được bán rất nhiều ở các cửa hàng (như các bảng ghép chữ, bảng làm toán, máy dạy đọc tiếng Việt…). Thậm chí, có phụ huynh còn cho con đi học viết chữ đẹp trước khi vào lớp 1 ở các trung tâm rèn chữ, có nghĩa là trong thời gian này bé đã đọc và viết như học sinh cuối lớp 1 rồi. Như vậy, bằng nhiều cách học, một số trẻ đã đọc được chữ, đọc được truyện tranh trước khi vào lớp 1.

Không chỉ vậy, một vài trẻ được “nhồi” kỹ nên khi vừa vào lớp 1 thì đã có thể đọc, viết, làm toán, trả lời câu hỏi như học sinh lớp 2; hoặc một số học sinh có thể đọc được những quyển sách dày chứ không phải các truyện tranh… Những điều đó càng làm cho các phụ huynh “yếu bóng vía” hoang mang, ám ảnh, rằng nếu con mình không được học sớm thì sẽ… học không lại con người ta, rằng có những “đứa trẻ thiên tài” nhờ được dạy trước chương trình, rằng thà cứ cho con học trước để con có thể dành thời gian học cái khác… Đã vậy, có người còn loáng thoáng nghe đâu đó ngày trước có những người học trước tuổi (trước đây chưa có quy định bắt buộc độ tuổi tối thiểu của từng bậc học), nhờ vậy có thể ra đời sớm hơn người khác mà không bị ảnh hưởng gì. Hay ít nhất thì phần nhiều phụ huynh nhìn ngang nhìn dọc rồi tự đoán rằng phần đông trẻ mới vào lớp 1 đã biết đọc biết viết, nên giáo viên sẽ dạy theo kiểu đó, con mình mà chưa biết gì sẽ bị bỏ rơi…

Các nhà nghiên cứu giáo dục đã chỉ ra một số điểm mà các bậc cha mẹ nên lưu ý. Đó là:

Thứ nhất, chương trình giáo dục phổ thông ở nước ta bắt đầu từ lớp 1, lúc 6 tuổi (mà nhiều nước khác cũng như thế) là đã có quan tâm đầy đủ đến nhận thức, năng lực của một trẻ ở độ tuổi này, nhìn chung là phù hợp để bắt đầu học chữ (chỉ trừ một số ít trẻ phát triển sớm hoặc có khiếm khuyết về năng lực). Cho nên, với phần đông trẻ, ép trẻ học chương trình lớp 1 từ trước 6 tuổi là trái tự nhiên, không khoa học và thực sự cũng không cần thiết. Khoảng thời gian đó trẻ nên được học những thứ khác, như giao tiếp, trải nghiệm, nhận biết các sự vật, hiện tượng xung quanh…

Thứ hai, một số nghiên cứu cho thấy, trẻ được học trước, khi biết đọc, biết viết sớm thì mất đi một số năng lực về sự tưởng tượng, sự liên tưởng theo nhận thức của lứa tuổi đó mà thường bị “đóng khung” với những gì trẻ đã đọc được. Tưởng tượng là một hoạt động có ý nghĩa quan trọng đối với mỗi trẻ, chính điều này nó sẽ nảy nở những tư duy về sau, có thể hình thành nhân cách, ước mơ, nghề nghiệp, kể cả là những gợi mở để phát triển tài năng… Làm mất sự tưởng tượng đó là gây cho trẻ một sự thiệt thòi.

Thứ ba, dù chưa có nhiều nghiên cứu sâu để thống kê và đánh giá liệu những trẻ đi học sớm hoặc biết đọc biết viết sớm có thành công hơn người khác không, nhưng trên thực tế, dù trẻ được học sớm thì theo chương trình, trẻ cũng phải “chờ” các bạn cùng lứa khác, nên rốt cuộc có học sớm cũng không giải quyết được điều gì. Dĩ nhiên trừ vài trường hợp thật sự xuất sắc được đặc cách học vượt lớp, tuyệt đại đa số còn lại thì biết sớm hay muộn vài tháng đến 1 năm cũng không khác biệt đáng kể. Tương tự như vậy, năng lực của một trẻ không phụ thuộc vào việc trẻ sinh đầu năm hay trẻ sinh cuối năm cùng học lớp 1.

Thứ tư, ở chương trình lớp 1, vào lớp thì giáo viên phải dạy theo đúng quy định, bởi trong lớp nhất định sẽ có những trẻ chưa biết đọc biết viết, chưa từng học trước. Vậy trong thời gian đó, những trẻ đã học rồi sẽ làm gì, là một vấn đề tưởng không cần quan tâm thì lại phải được chú ý. Khi đó, trẻ có thể phải học lại những điều đã biết thì trở nên nhàm chán, dần ảnh hưởng đến năng lực tiếp nhận của trẻ; hoặc trẻ sẽ phản ứng bằng cách nghịch phá, làm ảnh hưởng đến lớp học; hoặc trẻ sẽ không thích đi học, trở thành một thói quen không tốt cho trẻ trong các năm học sau; kể cả trẻ vẫn tham gia buổi học thì sự biết trước của trẻ có thể khiến trẻ trở thành đứa khác thường trong lớp mà dẫn đến sự tự kiêu…

Như vậy, ám ảnh lớp 1 tuy có thật nhưng phần lớn từ chính các bậc cha mẹ tạo ra chứ không phải do xã hội áp đặt hay do nhà trường đòi hỏi. Phần nhiều phụ huynh mang nỗi ám ảnh này là chưa tìm hiểu kỹ chương trình giáo dục, dễ bị tác động từ các thông tin không chính thức… Do đó, khi không cần cho con học trước mà không lo con học kém, trong năm lớp 1, cha mẹ nên cùng học cùng chơi với trẻ, giúp trẻ thêm nhận thức, thêm trải nghiệm đồng thời nắm bắt được năng lực thật của trẻ. Điều này cũng khắc phục được hiện tượng đáng trách là trẻ đến lớp 4, lớp 5 mà vẫn chưa viết thạo, đọc thạo, bởi tuy có lỗi của giáo viên nhưng cũng có lỗi của chính phụ huynh đã bỏ bê việc học của con cái mình!

Trúc Giang

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)