Y tế - Văn hóaVăn hóa nghệ thuật

Ấm áp tình nghĩa thầy trò

Tạp Chí Giáo Dục

Vi tt c mi ngưi, tui già thưng sng vi ký c ca nhng năm tháng đã qua. Quá kh s b chôn vùi theo thi gian, nhưng k nim khó phai m thì thưng lng đng mãi trong trái tim…


NGƯT Trn N (th 7 t phi qua)

Kỷ niệm về mái trường, về thầy cô luôn là những dấu ấn khó phai mờ trong tâm trí. Những ngày đến trường của tôi là những ngày cổ tích của tuổi thơ. Một khoảng trời đầy ắp tình nghĩa thầy cô, nghĩa tình bè bạn… Trong thâm tâm, tôi mong muốn trở thành cô giáo, được đứng trên bục giảng, truyền dạy kiến thức cho đàn em thơ. Noi gương thầy cô, tôi vào ngành sư phạm, trở thành cô giáo vào năm 1970. Không thể nào quên được hình ảnh của những thầy cô đã hết lòng dạy dỗ, nâng bao ước mơ, khát vọng cho tôi. Trong tim tôi, những hình ảnh đó mãi không phai mờ dù thời gian cứ trôi qua mải miết… Chính thầy cô đã giúp tôi tự tin, cháy hết mình như ngọn nến hồng trong mỗi tiết dạy. “Yêu nghề, yêu trẻ, ta yêu mãi/ Giàu ở lương tâm, chẳng sợ nghèo!”.

Nghề giáo cũng có những vui buồn, giận hờn, bức xúc, trăn trở… Mới vào nghề tôi đã gặp phải không ít học sinh mê chơi hơn mê học, thậm chí đùa giỡn vô ý thức. Lúc đó tôi đã phải trăn trở, ray rứt tìm cách dạy sao cho học sinh nao nức chờ đến giờ lên lớp, chứ không phải sợ và chán, thậm chí mong thầy cô đừng vào lớp. Nhớ có lần học sinh lớp 10 chơi đá bóng trúng phải bạn, bị hiệu trưởng mời giáo viên lên quở trách mà tôi vẫn thản nhiên bênh vực học sinh mình vì “nhất quỷ, nhì ma, thứ ba học trò” mà. Bởi vậy cuộc đời đi dạy của tôi chưa được hiệu trưởng nào ưu ái. Nhớ những lần chấm bài, tôi phải cân nhắc từng điểm số và lòng không vui khi phải cho điểm thấp những bài chưa đạt như lời một tác giả – nhà giáo: “Có em điểm thấp, có em điểm cao/ Vì lười biếng hay vì chăm chỉ?/ Vì chậm hiểu hay vì sáng dạ?/ Có ai nghĩ rằng trước hết vì tôi!/ Có thể nào như thế được các em ơi/ Khi một bài phải cho điểm thấp!/ Ở đó, tấm lòng tôi thiếu hụt/ Chấm điểm em, tôi nhận chính điểm mình!”…

Nhớ năm xưa vừa làm công tác Đoàn vừa dạy lớp chủ nhiệm 12 môn vật lý. Sợ con thi rớt tốt nghiệp THPT, phụ huynh cho tôi mượn chỗ dạy để ôn tập hai tháng trước khi thi (năm đó không ai đoán thi tốt nghiệp THPT có môn vật lý). Tôi dạy không thu học phí mà vẫn bị hiệu trưởng cắt thi đua vì lúc đó trường chưa cho dạy ngoài giờ. Bù lại, duy nhất có lớp tôi 100% học sinh tốt nghiệp môn vật lý từ 5 đến 10 điểm. Nhờ học sinh nỗ lực và giáo viên đoán trúng đề chăng? Cũng do “quá thẳng”, có lần gặp một nữ giáo viên mới ra trường bị tổ trưởng xử ép trước hội đồng, chỉ có tôi dám lên tiếng bảo vệ đến nỗi một đồng nghiệp sợ tôi bị hiệu trưởng cho nghỉ hưu sớm…

Về hưu tôi luôn được các cựu học sinh truyền thêm năng lượng tích cực, sưởi ấm tuổi xế chiều. Thật hạnh phúc, thật ấm áp khi tôi gặp khó khăn, đau yếu đều có các em cựu học sinh đến tận nhà an ủi, động viên giúp đỡ nhiệt tình. Mỗi năm vào dịp lễ, Tết cổ truyền, tôi đều nhận được quà tặng từ các em cựu học sinh. Chính những niềm vui nhận được từ bạn hữu, từ đồng nghiệp, từ cựu học sinh đã tạo sức mạnh để tôi sống lạc quan, yêu đời và sống tiếp để đón nhận niềm vui mới. Xin cảm ơn tất cả những người yêu tôi, những người tôi yêu và cảm ơn những năm tháng tuyệt vời trong nghề đưa đò thầm lặng.

NGƯT Trn N
(Cu giáo viên Trưng THPT chuyên Nguyn Th Minh Khai, tnh Sóc Trăng)

 

Bình luận (0)