Y tế - Văn hóaVăn hóa nghệ thuật

Âm nhạc góp phần hình thành tính cách thiếu nhi

Tạp Chí Giáo Dục

Nhng bài hát thiếu nhi có th góp phn trong vic hình thành tính cách mt đa tr. Nếu mt đa tr thưng xuyên đưc nghe nhc, tiếp xúc vi âm nhc, tiếp cn vi vic hc nhc và chơi nhc s có xu hưng ít bo lc và cc tính hơn. Bi vì đơn gin là mt đa tr biết yêu thương thì s không có xu hưng làm tn thương ngưi khác.

Âm nhạc thiếu nhi được xem là nguồn nuôi dưỡng quan trọng nhất cho tâm hồn các bé

Ngun nuôi dưng tâm hn tr

Theo nhạc sĩ Nguyễn Văn Chung – hội viên Hội Âm nhạc TP.HCM, âm nhạc thiếu nhi được xem là nguồn nuôi dưỡng quan trọng nhất cho tâm hồn các bé. Thông qua những bài hát thiếu nhi đơn giản, các bé có thể nhận biết về âm thanh, tiết tấu, nhịp điệu, cảm nhận được các cung bậc cảm xúc phối hợp cơ thể khi nghe nhạc. Một đứa trẻ nghe một bài hát thiếu nhi về mẹ sẽ cảm nhận được đó chính là tình yêu của mẹ, khi nghe một bài hát về cha sẽ cảm nhận được đó chính là tình yêu thương của cha. Tương tự như vậy với các bài thiếu nhi khác, thông qua đó, các bé sẽ học được tình yêu thương của anh chị em, với thầy cô, bạn bè, các con vật, thiên nhiên cây cỏ, quê hương đất nước và với chính bản thân các bé. Những tình yêu thương đó chính là những hạt giống tâm hồn hết sức cần thiết đối với sự phát triển của một con người có nhân cách tốt. Không có cách giáo dục nào, lời dạy nào về tình yêu thương mà đơn giản hơn, dễ hiểu hơn và dễ cảm nhận hơn những bài hát thiếu nhi.

Bên cạnh đó, khi nghe những bài hát thiếu nhi, các con sẽ cảm nhận được thế nào là vẻ đẹp: Vẻ đẹp của giai điệu, vẻ đẹp của ca từ, vẻ đẹp của cảm xúc. Điều đó sẽ hình thành nên tiêu chuẩn mỹ thuật, mỹ cảm của các con ngay từ khi còn nhỏ. Các con sẽ tích cóp được một kho từ vựng gồm nhiều từ ngữ đẹp đẽ, cảm xúc, tích cực, tươi sáng, từ đó sẽ hình thành nên những góc nhìn, quan điểm sống tích cực và tươi sáng tương ứng. “Tôi nghĩ rằng, có một khả năng nào đó về việc những bài hát thiếu nhi có thể góp phần trong việc hình thành tính cách một đứa trẻ. Nếu một đứa trẻ thường xuyên được nghe nhạc, tiếp xúc với âm nhạc, tiếp cận với việc học nhạc và chơi nhạc sẽ có xu hướng ít bạo lực và cộc tính hơn. Bởi vì đơn giản là một đứa trẻ biết yêu thương thì sẽ không có xu hướng làm tổn thương người khác”, nhạc sĩ Chung bày tỏ quan điểm.

Theo các nhà chuyên môn, ngoài ca khúc thiếu nhi, vẫn cần sự quan tâm đến mảng nhạc sinh hoạt thiếu nhi

Để trẻ có thể tiếp xúc sớm với âm nhạc, nhạc sĩ Trần Hữu Bích – nguyên Phó Trưởng ban Ca nhạc, Đài Truyền hình TP.HCM cho rằng, giáo dục âm nhạc cho thiếu nhi phải bắt đầu từ rất sớm. Ngay từ khi còn trong bụng mẹ, những thai nhi nên được tiếp xúc với âm nhạc bằng cách cho nghe những giai điệu du dương, rồi khi ra đời, các bé được nghe những lời ru của mẹ và những làn điệu dân ca… Khi rời xa vòng tay của mẹ, các bé vào trường mầm non và các lớp mẫu giáo, ngoài giáo dục kỹ năng sống, điều rất cần lúc này là giáo dục âm nhạc cho các bé, chủ yếu là được nghe nhiều và tập hát những bài hát đơn giản, trong sáng, ngắn gọn, dễ thuộc. “Thời đại bây giờ rất thuận lợi, có nhiều phương tiện nghe nhìn, nên các bé rất dễ tiếp xúc với âm nhạc. Nhưng cũng rất cần sự định hướng của thầy cô và phụ huynh đối với các bé, nghe và xem cái gì, vào lúc nào là tốt và có lợi nhất. Lúc này các bé như tờ giấy trắng, ta viết cái gì lên đó các bé sẽ tiếp nhận và in đậm trong ký ức mãi về sau”, nhạc sĩ Bích lưu ý.

Cn nhng đnh hưng

TP.HCM từ lâu được xem là cái nôi sản xuất âm nhạc, trong đó có âm nhạc thiếu nhi nhiều nhất nước. Nhưng những năm gần đây, lĩnh vực sáng tác âm nhạc thiếu nhi đi xuống thấy rõ. Không còn xuất hiện những bài hát thiếu nhi mới thật sự đi vào đời sống các bé, không còn những chương trình, sân chơi đậm chất thiếu nhi và dành cho đông đảo thiếu nhi. Thay vào đó là sự phát triển mạnh mẽ của những gameshow, cuộc thi âm nhạc chỉ dành cho những bé thiếu nhi có tài năng ca hát, nơi mà các con được chọn hoặc bị chọn phải hát và biểu diễn những bài hát khó, kỹ thuật cao, nội dung phức tạp để cho người lớn chấm điểm, đánh giá và những người lớn khác xem.

Nhạc sĩ Nguyễn Quốc Đông khẳng định, âm nhạc cho thiếu nhi rất quan trọng trong đời sống xã hội vì nó góp phần nuôi dưỡng tâm hồn cho trẻ em – những chủ nhân tương lai của đất nước. Chính vì vậy, để âm nhạc thiếu nhi phát triển tốt, cần có định hướng đúng đắn cho các hoạt động âm nhạc thiếu nhi từ việc hoạch định chính sách, đến việc sáng tác, phổ biến, biểu diễn và truyền thông. Đây là trách nhiệm của toàn xã hội, cần có sự chung tay của toàn xã hội chứ không phải của một số ban, ngành, một vài tập thể hay cá nhân điển hình nào.

Bên cạnh đó, phụ huynh và nhà trường cũng cần phải hành động để góp phần giáo dục âm nhạc cho con trẻ: Thay đổi nội dung giáo dục âm nhạc trong sách giáo khoa, xây dựng giờ học âm nhạc thiếu nhi tích cực, giới thiệu những sáng tác phù hợp lứa tuổi; học nhạc, hát nhạc sẽ giúp hình thành nhân cách, tình cảm của các em. “Phụ huynh nên thể hiện vai trò, nhận thức và định hướng đối với thị hiếu thưởng thức và giải trí âm nhạc của con trẻ tại nhà. Ngoài ca khúc thiếu nhi, vẫn cần sự quan tâm đến mảng nhạc sinh hoạt thiếu nhi, nhạc Đội, nhạc ca múa, nhạc ca cảnh… dành cho thiếu nhi. Trên thực tiễn, các em vẫn đang “đói” nhiều thứ và cần được đáp ứng sớm chừng nào tốt chừng đó”, nhạc sĩ Đông góp ý.

Theo tiến sĩ – đạo diễn Phạm Ngọc Hiền – Trưởng ban Lý luận, phê bình Hội Nghệ sĩ Múa TP.HCM, để phát huy hết tiềm năng của âm nhạc thiếu nhi, cần có những giải pháp thiết thực. Cụ thể, âm nhạc thiếu nhi rất cần sự đầu tư, quan tâm, trách nhiệm và sáng tạo từ các nhạc sĩ, nhà giáo dục và toàn xã hội. Trong đó, nhạc sĩ không chỉ là những người sáng tạo ra các tác phẩm âm nhạc mà còn có trách nhiệm lớn lao đối với sự phát triển về mặt văn hóa, giáo dục và tinh thần của trẻ em. Sự hỗ trợ từ phía Nhà nước và các tổ chức liên quan có thể tạo ra môi trường thuận lợi cho sự phát triển của âm nhạc thiếu nhi. Các cơ quan quản lý văn hóa và nghệ thuật cần đưa ra các chính sách hỗ trợ và khuyến khích sáng tác âm nhạc thiếu nhi, bao gồm việc cấp ngân sách, tạo cơ chế ưu đãi và các chương trình tài trợ. Đặc biệt, việc lập kế hoạch phát triển âm nhạc thiếu nhi trong ngắn hạn và dài hạn sẽ đảm bảo sự phát triển bền vững của lĩnh vực này.

H Trinh

Bình luận (0)