Du lịch - Thể thaoDu lịch - Khám phá

Ẩm thực là thế mạnh của du lịch

Tạp Chí Giáo Dục

Chiến lưc phát trin du lch Vit Nam đến năm 2030 xác đnh văn hóa m thc là dòng văn hóa ch đo. Đ qung bá gii thiu m thc Vit Nam ra quc tế, các hot đng xúc tiến du lch Vit Nam cn gn lin vi vic qung bá văn hóa, m thc các vùng min trên cc.


m thc luôn đưc chú trng trong chương trình xúc tiến, qung bá du lch ti TP.HCM

m thc Vit lên bn đ

Tổ chức Kỷ lục Việt Nam vừa xác lập kỷ lục “Bản đồ ẩm thực, Văn hóa Việt Nam” với 126 món ăn đặc sản tiêu biểu của 63 tỉnh thành trên cả nước. Những món ăn trên bản đồ là đặc sản địa phương, được khách du lịch yêu thích. Đó là những món quen thuộc gắn liền với hình ảnh ẩm thực Việt và cả những món ăn độc lạ là đặc sản các vùng miền. Có thể kể đến: Món dông cát nướng muối ớt (Bình Thuận), bò cỏ Chưmomray muối kiến vàng (Kon Tum), lam nhọ (Lai Châu) hay bún chả, bún đậu mắm tôm Hà Nội, bánh mì Sài Gòn… Ở miền Tây, những món ăn được lên bản đồ như: Bánh tét lá cẩm, bánh pía Sóc Trăng, lẩu tôm Bạc Liêu, hủ tiếu Mỹ Tho, lẩu cá ngát Hậu Giang…

Ông Phạm Sơn Vương (Chủ tịch Hội Đầu bếp chuyên nghiệp TP.HCM) cho biết, tiêu chí đánh giá các món ăn tham gia xác lập kỷ lục bản đồ ẩm thực Việt không quá phức tạp về phần khẩu vị mà quan trọng sự sáng tạo của đầu bếp, cách họ sử dụng các sản vật địa phương vào trong món ăn của mình. Các sản vật này phải mang đến cho công chúng và ban giám khảo cảm giác mới mẻ, đặc sắc và tạo thêm được các đặc sản mới cho ẩm thực địa phương.


Nhng món ăn đưc xác lp k lc trên “Bn đ m thc, Văn hóa Vit Nam”

Theo ông Vương, sự sáng tạo và đổi mới cũng là xu hướng hiện tại của ngành ẩm thực, đóng vai trò quan trọng trong quá trình mở cửa với thế giới. “Các đầu bếp Việt Nam hiện đã bắt đầu học hỏi cách nấu của thế giới, tìm cách đưa cái mới vào trong những món ăn cũ để vừa giữ được món ăn truyền thống vừa tạo được những sản phẩm hiện đại, đáp ứng được nhu cầu của thực khách trong nước và quốc tế”, ông Vương cho biết.

Theo bà Nguyễn Thị Khánh (Chủ tịch Hiệp hội Du lịch TP.HCM), việc xác lập kỷ lục bản đồ 126 món của 63 tỉnh thành mang ý nghĩa bảo tồn giá trị ẩm thực truyền thống. Đây còn là cơ hội để các đầu bếp thể hiện khả năng sáng tạo của mình, đóng vai trò như một đại sứ ẩm thực để gửi gắm những giá trị của ẩm thực nước nhà đến bạn bè quốc tế.

Bà Khánh cho biết, trong giai đoạn 1 bản đồ ẩm thực Việt Nam có 126 món ăn và giai đoạn tiếp theo sẽ tăng dần số lượng món ăn lên. “Bản đồ ẩm thực là cách để bảo tồn, quảng bá du lịch, đưa ẩm thực Việt Nam trở thành thiên đường của ẩm thực thế giới”, bà Khánh chia sẻ.

m thc góp phn qung bá du lch

Với ngành du lịch, ẩm thực là yếu tố quan trọng, góp phần quyết định hiệu quả kinh doanh, là một trong những thế mạnh của du lịch Việt Nam. Ẩm thực đặc trưng của điểm đến góp phần thu hút du khách, kéo dài thời gian lưu trú, tăng mức chi tiêu bình quân của khách, tăng doanh thu du lịch và tạo nguồn thu cho ngành du lịch tại địa phương. Tại TP.HCM, trong giai đoạn kinh tế thành phố giảm tốc trong quý I năm 2023, có đến 4/9 ngành dịch vụ trọng yếu có mức tăng trưởng âm nhưng ngành dịch vụ lưu trú và ăn uống lại là điểm sáng khi có mức tăng cao nhất đến hơn 24% so với cùng kỳ.


Vic xác lp k lc bn đ 126 món ăn là cơ hi đ các đu bếp gi gm nhng giá tr cm thc nưc nhà đến bn bè quc tế

Bà Bùi Thị Ngọc Hiếu (Phó Giám đốc Sở Du lịch TP.HCM) cho biết, trong năm 2023, một trong những điểm nhấn của sản phẩm du lịch ẩm thực Việt là sự kiện lần đầu tiên 55 nhà hàng tại thành phố được Michelin Guide – quyển Cẩm nang ẩm thực danh giá thế giới hơn 120 tuổi – công nhận vào danh sách. Đây là một bước tiến lớn đối với du lịch ẩm thực TP.HCM, góp phần tăng hiệu ứng truyền thông thu hút khách du lịch trong và ngoài nước đến và trải nghiệm ẩm thực phong phú, hấp dẫn. “Khi ẩm thực Việt Nam nói chung và ẩm thực TP.HCM ngày càng được định vị rõ nét trên bản đồ ẩm thực quốc tế với nhiều món ăn đa dạng, hấp dẫn, loại hình du lịch ẩm thực cũng sẽ ngày càng phát triển, mục tiêu trở thành bếp ăn của thế giới – điểm đến hấp dẫn, thu hút khách quốc tế sẽ không còn xa”, bà Hiếu cho biết.

Ti d tho Chiến lưc phát trin du lch TP.HCM đến năm 2030, tm nhìn đến năm 2050 cũng đánh giá m thc là mt trong nhng sn phm du lch chính ca thành ph. Mc tiêu phát trin c th ca ngành du lch thành ph giai đon 2022-2025 s nâng cao nhn biết ca du khách trong nưc và quc tế v m thc. Giai đon 2025-2030, m thc là đng lc chính cho tăng trưng du lch và có thương hiu mang tm quc tế. Trong đó, nhng hot đng, s kin tôn vinh, qung bá sn phm du lch m thc là rt cn thiết.

Ông Nguyễn Trùng Khánh (Cục trưởng Cục Du lịch quốc gia Việt Nam) cho biết, với nỗ lực của toàn ngành du lịch đã góp phần đưa Việt Nam trở thành điểm sáng trên bản đồ du lịch của khu vực và quốc tế. Trong chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2030, xác định văn hóa ẩm thực là dòng văn hóa chủ đạo và ẩm thực cũng đang chứng minh sức hấp dẫn. Cụ thể, phở, bún bò, mì Quảng… đã trở thành những món ăn hấp dẫn khách du lịch quốc tế, góp phần quảng bá, nâng tầm ẩm thực du lịch Việt Nam. “Ẩm thực luôn được chú trọng trong chương trình xúc tiến, quảng bá du lịch hay tại những lễ hội, trong đó TP.HCM rất chú trọng đến quảng bá du lịch ẩm thực”, ông Khánh đánh giá.

H Trinh

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)