Theo Đông y, các món ăn lấy bí đỏ làm nguyên liệu giúp làm dịu cơn nhức đầu, tăng cường trí nhớ, giúp xương cốt chắc khỏe
Không chỉ có mặt trong các thực đơn ở gia đình, nhà hàng, bí đỏ còn được dùng như một loại mỹ phẩm giúp đẹp da, chống lão hóa, đồng thời là “dược liệu” giúp phòng trị một số bệnh.
Đọt bí xào với tỏi hoặc cà chua là món vừa cung cấp chất kháng khuẩn từ tỏi, vừa bổ sung tiền sinh tố A, khoáng chất, chất xơ trong đọt bí. Licopen trong cà chua giúp cơ thể khỏe mạnh, da dẻ mịn màng, mắt tinh tường, nhuận tràng. Còn với trái bí đỏ, nhiều người cho rằng đây là món trị bệnh viêm màng não, bổ não.
Thực tế, bí đỏ không thể trị được bệnh viêm màng não, nhưng bổ não thì đúng, vì chúng thường được hầm với xương, xào trong dầu, vì thế cung cấp nhiều chất béo, vitamin A, E, B, rất tốt cho quá trình tăng trưởng của trẻ nhỏ (trẻ dưới hai tuổi rất cần chất béo để phát triển não bộ). Theo Đông y, các món ăn lấy bí đỏ làm nguyên liệu giúp làm dịu cơn nhức đầu, tăng cường trí nhớ, giúp xương cốt chắc khỏe. Thông tin của Hội Dinh dưỡng và thực phẩm TP.HCM cũng cho biết, màu vàng có trong bí đỏ chứa nhiều caroten giúp ngăn ngừa bệnh ung thư, bệnh đục thủy tinh thể và suy giảm thị lực ở người cao tuổi.
Bí đỏ sinh ít năng lượng, do đó dùng làm thực phẩm giảm cân rất tốt. Tuy nhiên, nếu nấu bí đỏ với nước cốt dừa thì khó giảm cân vì chất béo trong dừa sinh nhiều năng lượng. Những người có mỡ trong máu cao nên dùng bí đỏ, vì chúng chứa nhiều chất xơ, làm “kỳ đà cản mũi”, không cho chất béo trong thức ăn hấp thu vào thành ruột… Đối với sản phụ, bí đỏ còn có công dụng giúp tăng lượng sữa, nhất là hầm với xương và đậu phộng. Hạt bí đỏ thường dùng để trị giun.
Bí đỏ sinh ít năng lượng, do đó dùng làm thực phẩm giảm cân rất tốt. Tuy nhiên, nếu nấu bí đỏ với nước cốt dừa thì khó giảm cân vì chất béo trong dừa sinh nhiều năng lượng. Những người có mỡ trong máu cao nên dùng bí đỏ, vì chúng chứa nhiều chất xơ, làm “kỳ đà cản mũi”, không cho chất béo trong thức ăn hấp thu vào thành ruột… Đối với sản phụ, bí đỏ còn có công dụng giúp tăng lượng sữa, nhất là hầm với xương và đậu phộng. Hạt bí đỏ thường dùng để trị giun.
Có hai cách tẩy giun bằng hạt bí: bóc vỏ lụa, giã nhuyễn, trộn với mật ong, uống lúc đói bụng, sau đó uống thêm nước sắc hạt cau, hoặc đơn giản hơn nhưng ngon miệng mà hiệu quả không kém là rang vàng hạt bí đỏ, mỗi sáng thức dậy nhâm nhi một nắm tay, trong vòng một tuần lễ sẽ thấy công dụng của “thuốc” tẩy giun. Cần nhớ, bí đỏ trị được giun chứ không trị được sán. Bên cạnh trị giun, hạt bí đỏ rang vàng còn là “mỹ phẩm” có công dụng giảm hình thành vết nhăn, bảo vệ tim. Đó là nhờ các vitamin trong bí đỏ như E, A, C, B…, giúp củng cố hệ miễn dịch, tăng cường sức khỏe…
Bông bí đỏ được dùng làm nguyên liệu trong nhiều món. Nếu ăn cùng các loại sò, ốc, hến… bí đỏ sẽ trở thành vị thuốc “một người ăn hai người vui”. Trong các gia đình, bông bí được chế biến đơn giản, chủ yếu là xào tỏi, xào nghêu hoặc luộc ăn với mắm, nước tương, nước kho thịt… Còn tại các nhà hàng, món bông bí thường rất cầu kỳ như nhồi thịt heo hoặc cá thát lát, đem chiên giòn làm món khai vị hoặc nhúng trong lẩu.
Bông bí đỏ được dùng làm nguyên liệu trong nhiều món. Nếu ăn cùng các loại sò, ốc, hến… bí đỏ sẽ trở thành vị thuốc “một người ăn hai người vui”. Trong các gia đình, bông bí được chế biến đơn giản, chủ yếu là xào tỏi, xào nghêu hoặc luộc ăn với mắm, nước tương, nước kho thịt… Còn tại các nhà hàng, món bông bí thường rất cầu kỳ như nhồi thịt heo hoặc cá thát lát, đem chiên giòn làm món khai vị hoặc nhúng trong lẩu.
Bí đỏ dễ trồng, chỉ cần gieo hạt vào đất ẩm là mọc. Trong vòng 15 – 20 ngày sẽ có đọt non để ăn. Còn muốn ăn hoa và trái phải chờ gần hai tháng.
Theo PNO
Bình luận (0)