Các nhà nghiên cứu thấy rằng chế độ ăn tương tự có thể làm giảm nồng độ các kháng thể chống lại bệnh tật mà người mẹ truyền cho đứa con.
Ăn cá hồi khi mang thai làm tăng nồng độ một chất dinh dưỡng quan trọng trong sữa mẹ.
Các a-xít béo omega-3 chuỗi dài, có trong cá có dầu như cá hồi, là rất quan trọng trong thời thơ ấu vì chúng cần cho sự tăng trưởng và phát triển tối ưu của trẻ. Cũng là quan trọng cho sự phát triển não và mắt đứa trẻ, chúng còn giúp phát triển mạch máu, tim và hệ miễn dịch khỏe mạnh. Vì vậy, phụ nữ mang thai được khuyên mỗi tuần nên ăn 1-2 phần cá có dầu để cung cấp hàm lượng cao omega-3.
Tuy nhiên, vẫn còn biết rất ít về sự tác động của ăn cá có dầu trong thời kỳ mang thai lên nồng độ a-xít béo omega-3 của sữa mẹ và các chất miễn dịch, như các kháng thể được truyền từ mẹ sang con qua sữa mẹ.
Nhóm tác giả thuộc Trường đại học Southampton và Trường đại học Reading đã tiến hành một nghiên cứu can thiệp chế độ ăn trong đó phụ nữ có thai được ngẫu nhiên ăn chế độ ăn bình thường hoặc chế độ ăn nhiều cá hồi.
Kết quả là những bà mẹ ăn cá hồi trong giai đoạn cuối của thai kỳ đã tăng nồng độ a-xít béo omega-3 chuỗi dài trong sữa mẹ ở tháng đầu sau sinh, nhưng lại giảm nồng độ globulin miễn dịch A – một kháng thể quan trọng giúp bảo vệ trẻ sơ sinh khỏi nhiễm trùng.
Theo Philip Calder, giáo sư dinh dưỡng miễn dịch học tại Trường đại học Southampton, “Phụ nữ có thai nên ăn nhiều cá có dầu để truyền các chất dinh dưỡng có lợi cho đứa trẻ qua sữa mẹ. Bằng cách tuân thủ hướng dẫn hiện nay là ăn 2 phần cá có dầu mỗi tuần trong thời kỳ mang thai, phụ nữ có thể tăng cường các chất dinh dưỡng có lợi để giúp cho giai đoạn đầu phát triển của đứa trẻ.
Tuy nhiên, cần nghiên cứu thêm để tìm hiểu xem liệu nồng độ các kháng thể trong sữa mẹ thấp có ảnh hưởng tới đứa trẻ hay không”.
Hoàng Thái (TPO)
Theo Futurity
Theo Futurity
Bình luận (0)