Vào thập niên 70 của thế kỷ 20, một nhà khoa học người Mỹ từng đoạt giải thưởng Nobel nhờ đã phát hiện ra một điều mới, đó là: Cùng là người Antimo, nhưng vì sống ở các vùng miền khác nhau, nên tình trạng sức khỏe của họ cũng không giống nhau.
Cụ thể, người Antimo sống ở lãnh địa Đan Mạch, lấy nghề đánh bắt cá để kiếm sống, ăn uống lấy sinh vật biển như cá biển, beo biển làm thức ăn chính, và người ta nhận thấy, hầu như họ không bị bệnh động mạch vành và cũng không dễ bị mắc bệnh hen suyễn, bệnh vảy nến, riêng bệnh tiểu đường thì càng hiếm xảy ra. Còn người Antimo sống ở Bắc Mỹ lấy các loại thịt làm món ăn chính, ăn uống có hàm lượng cholesterol cao, nhiều chất béo điển hình của người phương Tây sau này, và người ta ghi nhận, họ dễ mắc bệnh động mạch vành.
Nhiều người thắc mắc, tại sao những người thường dùng cá biển thì ít bị mắc các bệnh tâm huyết quản của loại bệnh tim mạch? Thông qua nghiên cứu của nhà khoa học, cuối cùng người ta đã lý giải được câu hỏi này. Là vì, trong cá biển có chứa 2 loại a-xít không no và a-xít béo cao. Sau khi được cơ thể hấp thu, có thể sản sinh ra tác dụng giảm huyết chỉ, khống chế tiểu cầu tích tụ và làm chậm quá trình hình thành chứng tắc động mạch…
Lương y Hoài Vũ / TNO
Bình luận (0)