Y tế - Văn hóaSức khỏe đời sống

Ăn chậm để tăng cường sức khỏe

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

Quá trình nhai thức ăn thực sự có vai trò quan trọng đối với sức khỏe con người. Các chuyên gia khẳng định việcnhai chậm đem lại nhiều lợi ích. 

Sau đây là những lý do cần biết về tác động tích cực của việc nhai chậm.
Bảo toàn cân nặng. Việc ăn chậm rất có lợi cho những người muốn duy trì trọng lượng cơ thể khỏe mạnh. Lý do, theo các chuyên gia nghiên cứu, bộ não con người cần khoảng 20 phút để nhận tín hiệu từ cơ thể thông báo trạng thái “đã no” và không cần hấp thu thêm thực phẩm. Nói cách khác, ăn quá nhanh khiến bạn nạp thêm nhiều calorie khi hệ thống cảnh báo của bộ não còn chưa được kích hoạt.

Ảnh: Shutterstock
Thưởng thức món ăn. Nhai chậm tạo điều kiện cho bạn thưởng thức những món ăn được bày biện trước mắt. Ngược lại, ăn nhanh chỉ giúp giải quyết cơn đói cồn cào chứ không cho phép tận hưởng sự thơm ngon mà các món ăn đem đến. Bên cạnh đó, việc hấp thu các vitamin và khoáng chất vào mạch máu sẽ trở nên dễ dàng hơn khi bạn ăn chậm.
Tiêu hóa tốt và an toàn hơn. Ăn chậm đồng nghĩa với việc thức ăn được nhai kỹ, nhờ đó hệ tiêu hóa không mất nhiều thời gian và “công sức” xử lý thức ăn. Điều này sẽ giúp ích cho hệ tiêu hóa và đỡ đần cho dạ dày của bạn nhiều hơn. Ngoài ra, việc ăn nhanh đôi khi khiến bạn cắn vào môi, lưỡi gây cảm giác đau và còn bị lở loét bên trong miệng.
Đẩy lùi chứng ứ hơi, đầy bụng. Có nhiều nguyên nhân gây ra chứng ứ hơi và đầy bụng, và một trong số đó là việc ăn quá nhanh. Khi ăn nhanh, bạn thường nuốt chửng thức ăn và kèm theo đó là một lượng lớn không khí. Hậu quả của quá trình này là cảm giác khó chịu và đầy hơi. Thế nên, ăn chậm hơn sẽ giúp bạn tránh được tình trạng này.
Khả năng tập trung cao hơn. Ăn chậm giúp bạn tập trung vào những gì đang cho vào miệng. Nó cũng góp phần luyện cho trí não khả năng tập trung cao hơn. Sự tập trung giúp chúng ta xử lý công việc hiệu quả và đỡ mất nhiều thời gian hơn.
Cải thiện xã giao. Ăn quá nhanh có thể khiến bạn “mất điểm” với người ăn cùng. Nhiều lúc do ăn nhanh mà bạn có thể làm thức ăn rơi vãi hoặc bị mắc kẹt trong miệng. Những lý do trên có thể khiến bạn trở nên “khác người”, đặc biệt khi giao tiếp với nhiều người khác trên bàn tiệc. Vậy thì tại sao chúng ta không ăn chậm rãi để cải thiện hình ảnh và tăng cường xã giao?
theo TNO

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)