Y tế - Văn hóaThư giãn

“Ăn chực” Tết Sài Gòn

Tạp Chí Giáo Dục

T ngày vào Sài Gòn theo đàn con mưu sinh, c đến đu tháng chp, mi sáng quét sân trưc con hm nh, gom nhng tán lá bàng khô vào đt, m li tn ngn như tiếc mt điu gì xa xôi lm. Li nhc chuyn ngày trưc dn vưn đón Tết, cũng mùi này, cũng đám lá này. Ri quay ra bo hai đa con, t rày đi làm nh đ ý mua dăm qu gc chín, ít go nếp Bc, ngó ch lá dong, tìm ni chui xanh tht đp đ dành làm mâm ngũ qu thp ông bà đêm 30.

Nhà neo người, những mùa gió chướng ngày xưa chở theo những rét mướt, tái tê, còm cọc nay đã thành quá khứ nhưng những dư âm thì cứ mãi như sợi dây mỏng mảnh, vô hình, âm ỉ cháy trong tận tim can mỗi khi tháng chạp thập thò. Tựa như thứ nhựa sống bền bỉ để mình tựa vào, gắng sức trong bon chen nơi thành thị. Thế nên, mình mừng lắm khi nghe mẹ vẫn còn nôn Tết. Nghĩa là thứ dưỡng chất ấy sẽ tiếp tục nuôi nấng, tắm táp cho mình, cho đàn con mình lớn khôn, biết nguồn cội. Mẹ, không chỉ hối hai đứa con gái dọn nhà, lôi sắp bát đĩa cũ kỹ ra rửa, kỳ cọ từng cạnh bàn thờ, mở tủ ủi là tinh tươm những chiếc áo dành dụm từ bao nhiêu mùa trước mà còn… rủ rê mấy nhà hàng xóm cũng “ăn chực” Tết Sài Gòn hùn nhau vào đón Tết. Trong con hẻm nhỏ giữa Sài Gòn, cứ thế một mùa xuân… rất lạ được nhóm lên. Tụ lại ở đó những Nam Định, Hải Phòng, Hà Nam, Thanh Hóa, Bắc Ninh…, những kẻ tha hương đến tội nghiệp, vài năm mới dám nuôi giấc mộng về quê ăn Tết, thắp lên nồi bánh chưng xanh, thắp lên những đĩa xôi gấc rực đỏ, những chả giò, bánh phồng tôm, những gà luộc ươm nắng, những đĩa hành muối trắng tinh, thắp lên đi chùa hái lộc rộn ràng trong đêm cúng tất niên.

Mẹ sẽ khéo léo mang ra chiếc khuôn gói bánh chưng được tha lôi cách hai ngàn cây số vào. Chiếc khuôn suốt một năm nằm trong tủ qua mấy lần giấy báo, được bảo quản như một thứ báu vật, ngày 27 Tết được đem ra, trân trọng như một vật thiêng. Mẹ đi chợ, cẩn thận chọn từng lá bánh, rửa sạch để khô, cắt vừa vặn khuôn, gạo vo trắng tinh, thịt ba chỉ cắt gọn gàng từng khúc, đỗ xanh vàng ươm trong mâm… bày ra giữa nhà. Rồi vừa gói vừa giả bộ như cực lắm, giả bộ chê thịt lợn trong Sài Gòn không thơm như ngoài Bắc, giả bộ nói thứ lá dong gì mà kỳ, không được dai… nhưng trong mắt bà, mình lại như thấy ánh lửa hồng rực trong căn bếp nghèo bám chằng bám chịt bồ hóng ngày xưa khi trải rơm nằm trông nồi bánh chưng cùng mẹ.

Đi ch đêm 29 Tế Sài Gòn

Ai đó sẽ gọi những tủn mủn này là hoài niệm. Còn mình, cả mẹ và những người con xa xứ gọi đó là mầm sống tinh thần. Nó diệu kỳ, thiêng liêng và có sức bền nặng hơn hoài niệm, đủ để tỏa ra hơi ấm cho những người cùng chung một chất giọng tựa vào, níu lấy. Để lũ trẻ “ba, bốn quê” được chộn rộn áo quần, cùng người lớn xôn xao những điều chưa bao giờ cũ, để cất xếp đi những buồn vui trong suốt một năm đằng đẵng cùng những tính toan, được hơn. Đó còn là thứ nghĩa tình làng xóm, mà nếu không có thứ mầm sống tinh thần kia rào ấp thì đâu dễ sẵn sàng chìa tay ra đón lấy nhau, kể cho nhau nghe những hun hút nhà, những ngoằn ngoèo ngõ ở tận đẩu tận đâu Thanh Hóa, Hà Nam, sớt cho nhau những tiếng thở dài cuối năm buồn não ruột, nói với nhau về những hoài vọng, dự định của năm mới hồn nhiên như con trẻ… Để rồi khi đầy đường người ta khoe ra nào mai, nào đào, nào lan, nào cúc vạn thọ… thứ gì cũng lấp lánh, đẹp đẽ như mùa xuân, ngay giữa Sài Gòn cận Tết mình vẫn thấy bình yên đến lạ. Không còn nghe lòng mình nổi sóng như ngày xưa, ngày xưa nữa mà ngược lại, ấm áp, dịu dàng, tựa hồ như bàn tay ve vuốt, để bất giác nhoẻn miệng cười trước cả những vu vơ. Những chậu cúc vạn thọ được hàng xóm bày thành hàng trước hẻm, nhà Bắc Ninh còn thêm chậu quất rúc rỉnh quả – quà quê gửi vào, ai đó góp thêm chậu mào gà… cũng gọi mời ong bướm, quyến rũ nàng xuân không khác gì người Sài Gòn chính hiệu. Ai bảo đó là tha hương?

Cả năm làm lụng, dành dụm, chắt mót từng đồng đón Tết. Khi Tết cận kề, mấy bà mẹ có con nhỏ như mình trong hẻm nhỏ lại rỉ rê rủ nhau đi sắm Tết, cứ chộn rộn từ đầu tháng chạp, rỉ tai nhau tiệm này tiệm kia bán đồ rẻ đẹp. Liệt ra hàng dài những danh sách, nào mứt gừng, mứt dừa, nào hạt bí, hạt dưa, nào bánh ngọt, nào nấm mèo, măng khô, hành lá… Tuyệt nhiên, không thể thiếu thứ kẹo lạc mà giờ có lẽ đã thành một huyền thoại, chỉ có người Bắc tha hương là vẫn thương đến kiệt cùng, để kiên nhẫn dò dẫm hết siêu thị này, cửa hàng kia, mang về bày biện cho bằng được, dù ăn chẳng mấy. Nhưng “ăn chực” Tết nên đành phải thế!

Tết đến. Mùi khói nhang quanh quất từng căn nhà trọ nhỏ, lẩn khuất trong con hẻm thứ màn giăng giăng, ảo ảnh khác ngày thường. Mở cửa sáng mùng một Tết, rón rén hít hà từng chút một thứ mùi “quê” thanh tĩnh đó, thấy ngất ngây, nhẹ bẫng. Trên bàn thờ, hương vòng vẫn tỏa khói, mùi hương loài hoa ly mới ngày nào nghe rất phương Tây giờ Tết bỗng rất đỗi… Sài Gòn; bếp núc ấm lên sực nức, thấy không cô quạnh, lạc lõng… Từ bữa trước mẹ đã chia bánh chưng, xôi gấc cho người trong hẻm. Khi nhìn ngắm bàn thờ nhà mình ngày Tết, bất giác nghĩ đến những bàn thờ trong căn trọ nhà hàng xóm. Cũng xanh xanh đỏ đỏ, cũng hoa cúc hoa dơn, cũng ngạt ngào khói…, đủ để an ủi, vuốt ve những người “ăn chực” Tết như mình.

Chưa bao giờ mình thôi ngóng Tết. Ngày nhỏ ngóng để có quần áo đẹp, có lì xì đếm từ sáng đến đêm, đếm hoài không chán. Lớn thêm, ngóng Tết để thấy quê. Để được có cảm giác quê hương, xứ sở trong mình. Để gần thêm chút nữa cùng những người con tha hương khác. Suốt cuộc đời, chẳng ai dám nói sẽ bình thản mãi với những được mất, hơn thua; chẳng ai dám hứa sẽ giữ lòng không giông bão trước người không ưa mình; cũng chẳng ai mãi cứ miệt mài chạy theo những điều xa ngút… Nhưng dám chắc, ai cũng có một chút quê trong mình, để thắc thỏm, ngóng trông, mềm nhũn ra khi nghe Tết đến. Thế cho nên, mình vẫn yêu lắm Sài Gòn, yêu đến dại khờ những lần “ăn chực” Tết. Giữa Sài Gòn vẫn ấm áp như quê mình với tiếng chào nhau, chúc nhau mùa xuân sung túc, tiếng trò chuyện rầm rì, tiếng cắn hạt dưa lách tách, tiếng trẻ con cười lanh lảnh với bao lì xì đỏ, tiếng mẹ rì rầm nói chuyện trong hư không với ông bà, tổ tiên.

Trong bàn xuân, chưa tàn xuân người xa xứ đã bàn chuyện Tết sau. Hứa với nhau chắc mẩm sẽ về, thăm quê nhau cho biết nhà biết cửa…

Bút ký của Đ Yến Hoa

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)