Hội nhậpThế giới 24h

Ấn Độ thử thành công tên lửa đạn đạo bắn từ tàu ngầm

Tạp Chí Giáo Dục

Ấn Độ ngày 14.10 đã phóng thử thành công một tên lửa đạn đạo được bắn từ tàu ngầm (SLBM), cho thấy năng lực tấn công ngày càng tăng của nước này.

Ấn Độ thử thành công tên lửa đạn đạo bắn từ tàu ngầm - ảnh 1

Tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân INS Arihant. REUTERS

AFP dẫn lại thông báo của Bộ Quốc phòng Ấn Độ ngày 14.10 cho biết nước này đã phóng thử thành công một tên lửa đạn đạo được bắn từ tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân INS Arihant, tàu ngầm sản xuất trong nước đầu tiên của Ấn Độ.

Tuyên bố của Bộ Quốc phòng Ấn Độ cho biết vụ phóng thử "có ý nghĩa quan trọng trong việc chứng minh năng lực của thủy thủ đoàn và xác nhận sự hiệu quả" của các tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo. Theo Bộ Quốc phòng Ấn Độ, các tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo là “yếu tố quan trọng trong khả năng răn đe hạt nhân của Ấn Độ".

Ấn Độ cũng cho biết "tất cả thông số hoạt động và công nghệ của hệ thống vũ khí" bắn từ tàu ngầm INS Arihant ở vịnh Bengal đều đạt tiêu chuẩn.

Việc thử nghiệm "khả năng răn đe hạt nhân" khiến Ấn Độ trở thành một trong sáu quốc gia – cùng với Mỹ, Anh, Nga, Pháp và Trung Quốc – có khả năng tấn và phản công công hạt nhân trên bộ, trên biển và trên không.

Việc thử tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm (SLBM) cũng cho thấy Ấn Độ đang thúc đẩy chế tạo khí tài quân sự của riêng mình.

Gã khổng lồ châu Á này là một trong những nhà nhập khẩu vũ khí lớn nhất thế giới và vẫn phụ thuộc nhiều vào Nga, nhà cung cấp khí tài quân sự lớn nhất và lâu đời nhất cho Ấn Độ trong nhiều thập niên qua.

Ấn Độ đã trải qua nhiều cuộc chiến và đang có tranh chấp biên giới với các nước láng giềng có vũ khí hạt nhân là Pakistan và Trung Quốc.

Chính phủ của Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi gần đây đã công bố lô trực thăng tấn công đầu tiên do Ấn Độ sản xuất. Lô trực thăng này được thiết kế để sử dụng ở các khu vực cao như dãy Himalaya, nơi quân đội Ấn Độ từng đụng độ với Trung Quốc vào năm 2020.

Vào tháng 9, Ấn Độ cũng đã hạ thủy tàu sân bay đầu tiên sản xuất trong nước INS Vikrant. Đây là một trong những tàu hải quân lớn nhất thế giới với chiều dài 262 mét. Nó đã được đưa vào hoạt động sau 17 năm đóng và thử nghiệm.

Theo Đông A/TNO

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)