Có rất nhiều quan niệm về một bữa ăn tối nhưng chủ yếu chia thành 2 trường phái: tán thành bữa ăn nhẹ hoặc ăn như bình thường. Sự thật nằm giữa hai quan niệm đó!
Có thể tích lũy chất hơn nữa vào ban đêm!
Vào thời điểm cuối ngày và nhất là ban đêm, cơ thể đốt cháy ít năng lượng hơn… Còn lúc nửa đêm, khi say giấc nồng thì cơ thể gần như không tiêu thụ gì cả!
Vậy nên nếu như càng ăn tối muộn thì nồng độ đường và nồng độ chất béo (triglyxerit) trong máu sẽ duy trì ở mức cao.
Nói như vậy không có nghĩa là phải loại bỏ gluxit (chất bột đường) trong bữa ăn tối- vì chính gluxit làm cho ta ngủ ngon hơn nhưng phải biết chọn loại đường chậm: mì, gạo, khoai tây, bánh mỳ…
Thiếu ngủ = Lên cân
Càng ngủ ít càng tiết ít leptin, hormone cắt cơn đói và tăng tiết grhelin, hormone gây ra sự thèm ăn. Càng ít ngủ càng thêm mệt, dẫn tới ngại vận động và tiêu thụ ít calo hơn. Cuối cùng thì càng thức khuya thì càng thèm ăn hơn.
Bữa ăn lý tưởng là:
– Rau tươi nấu chín hoặc ninh nhừ.
– Bánh mỳ làm từ ngũ cốc nguyên cám. Vài thìa gạo lứt, đậu đỗ với khối bơ cỡ quả hạt dẻ hoặc sốt cà chua để tạo vị ngon miệng.
– Cá hoặc trứng hoặc dăm bông, nếu thấy đói.
– Một hộp sữa chua hoặc pho mai trắng có 3% chất béo.
– Một loại quả tuỳ chọn.
Ăn tối khi làm việc muộn
Nên chia bữa tối thành hai: Một bữa ăn nhẹ vào khoảng 18-19 giờ với một bánh mỳ kẹp thịt gồm có bánh mỳ và dăm bông và một thứ quả, rồi một bữa tối muộn nhẹ hơn gồm có một đĩa rau và chất bột, cộng thêm một sản phẩm từ sữa.
Lời khuyên của bác sĩ dinh dưỡng
Nên tránh những loại thức ăn gì vào bữa tối? Pho mát và thịt lợn ướp giàu các chất béo no. Nếu như bữa trưa không ăn gì thì có thể ăn một chút vào buổi tối vì chúng không cần loại bỏ hoàn toàn.
Giờ giới hạn cho bữa ăn tối? Không nên ăn sau 22h30-23h.
DS Quang Huy (Bệnh Viện Đống Đa)
Dan tri
Bình luận (0)