Tuyên truyền pháp luậtAn toàn giao thông

Ẩn họa đường ngang

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

Thi gian gn đây, tai nn nhng đim đưng ngang giao vi đưng st vn luôn tim n. Nhưng ít ai biết, ngoi tr thc tế vn còn tn ti nhiu đim đưng ngang chưa đưc b trí gác chn, đưng ngang hp pháp hay không hp pháp thì có mt vn đ khác d ny sinh tai nn đó là ý thc ca ngưi tham gia giao thông! 

Đưng ngang trên đưng Trưng Chinh (Đà Nng) đã đưc đóng nhưng ngưi tham gia giao thông vn c lách qua

1.Thống kê cho biết, hiện Đà Nẵng còn khoảng gần 20 lối đi dân sinh (đường ngang bất hợp pháp) và 6 đường ngang hợp pháp không có người gác trên tổng số 33 đường ngang hợp pháp dọc dài tuyến đường sắt Bắc – Nam chạy qua địa phận thành phố. Có một thực tế, dù các đường ngang kể trên có hợp pháp hay không, có người gác hay không vẫn luôn tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông, khi mà vào giờ có tàu ngang qua, dù đèn tín hiệu đã báo nhưng vẫn có nhiều người vẫn cố tình lách qua đường chắn để nhanh hơn vài phút thay vì tuân thủ quy định, dừng xe đợi tàu đi qua.

Vài tháng lại đây, gác chắn đường sắt đoạn ngã tư đường Trường Chinh – Lê Trọng Tấn (quận Thanh Khê) ước lượng lưu lượng người tham gia giao thông tăng lên đáng kể, trong đó có nhiều xe tải chở đá từ mỏ đá dưới chân núi Phước Tường. Công việc của nhân viên gác chắn đường sắt Nguyễn Thị Phương cũng vì thế mà trở nên vất vả hơn rất nhiều. Nguyên nhân mật độ người tham gia giao thông tăng là do vào khoảng tháng 2-2018, một số đường dân sinh đoạn giao cắt đường sắt qua ngã ba Huế và một số điểm dọc đường Trường Chinh đóng lại để đảm bảo an toàn. Người dân phải di chuyển lên ngã tư Trường Chinh – Lê Trọng Tấn để qua đường.

Chị Phương kể, việc đóng gác chắn phải kịp thời, nếu không sẽ dẫn đến nhiều sự cố cho cả người qua đường và đoàn tàu đang chạy tới. Mọi thao tác phải vừa chính xác vừa nhanh nhất có thể nên đôi khi mệt bở hơi tai. “Vừa đóng xong đường ngang là phải mở chắn đường sắt ngay lập tức. Ở ngã tư này mặt cắt đường khá rộng, từ khi nhận tín hiệu tàu đến khi đóng chắn ngang hoàn thành, nhân viên có 2 phút để làm các thao tác”. Quy định là vậy, nhưng đôi khi người và xe qua đường hễ thấy nhân viên chuẩn bị đóng chắn là ào ào chen qua thay vì dừng lại khiến nhân viên càng vất vả hơn.

2.Công việc vất vả một phần vì ý thức người tham gia giao thông, phần khác vì số nhân viên biên chế ngày một giảm so với trước. Trước đây chốt điểm gác chắn đường sắt điểm giao này có 3 người, gần đây ngành đường sắt tinh giản biên chế, gác chỉ còn 2 nhân viên là chị Phương và chị Võ Thị Kim Liên chốt trực cùng ca 12 giờ liên tục với nhau, đón chừng hơn 15 chuyến tàu đi qua mỗi ngày.

Công việc đóng chắn tưởng chừng chỉ cần nghe tín hiệu xin đường, đến giờ là nhân viên cứ việc ra kéo chắn lại, tàu qua thì ghi sổ. Nhưng có quan sát vài chuyến tàu ngang qua mới thấy hết nhọc nhằn của người gác chắn. Có khi, chắn vừa kéo, nhiều xe cứ thi nhau chạy qua, buộc nhân viên phải đẩy lùi chắn cho họ đi. Có trường hợp, người đi đường còn quay lại xỉ vả nhân viên vì việc đóng chắn ngăn đường họ qua. Khổ nhất vẫn là những khi tàu qua mà xe tải vẫn cứ lần lượt làm lơ trước tín hiệu dừng khiến nhân viên không thể nào đóng chắn được. Có những tình huống chắn vừa kéo lại, tàu đã vụt qua khiến nhân viên một phen hú vía.

Theo thng kê, dc tuyến đưng st Bc Nam tn ti hơn 1.500 đưng ngang có phép và 4.211 đưng ngang trái phép. Còn khong 14.170 v trí trên tuyến hành lang uy hiếp an toàn chy tàu trên toàn quc. Riêng dc tuyến đưng st dài gn 50km đi qua Đà Nng, còn 19 đưng ngang không phép băng qua đưng st, đã đưc Công ty Qun lý đưng st QN-ĐN lát đan bê tông và cm bin “Chú ý tàu la”.

Tương tự, tại gác chắn đi qua đường Hà Huy Tập, anh Trần Văn Cường, nhân viên gác chắn cho biết, trực gác chắn không được lơ là dù chỉ mấy giây. Có khi vừa kéo chắn, vừa phải phụ giúp những người lớn tuổi đẩy xe hàng qua nhanh. Chắn Hà Huy Tập có hai nhân viên, ngoài anh Cường còn có chị Huỳnh Thị Thu Hiền. Trước giờ tàu qua gần chục phút, cả hai đều đã sẵn sàng cho thao tác đóng chắn. Ngày nắng cũng như ngày mưa, những thao tác phải được thực hiện hết sức thuần thục và chính xác.

3.Theo thống kê, dọc tuyến đường sắt Bắc Nam tồn tại hơn 1.500 đường ngang có phép và 4.211 đường ngang trái phép. Còn khoảng 14.170 vị trí trên tuyến hành lang uy hiếp an toàn chạy tàu trên toàn quốc. Riêng dọc tuyến đường sắt dài gần 50km đi qua Đà Nẵng, còn 19 đường ngang không phép băng qua đường sắt, đã được Công ty Quản lý đường sắt QN-ĐN lát đan bê tông và cắm biển “Chú ý tàu lửa”. Các quận Liên Chiểu, Thanh Khê và Cẩm Lệ – nơi có đường sắt đi ngang qua đã tự tổ chức được 8 chốt gác tại các điểm ngang có nhiều nguy cơ xảy ra tai nạn và có 9 đường dân sinh đóng thu hẹp nhằm cấm ô tô qua lại.

Đâu đó trên dọc hành trình đường sắt vẫn xảy ra những vụ tai nạn thương tâm và ám ảnh. Không tính đến những sự cố mang tầm vĩ mô cần có sự vào cuộc của ngành đường sắt như cơ sở hạ tầng, vật chất cần được tu bổ, đổi mới thì con số vụ tai nạn ấy có lẽ sẽ được hạn chế phần nào khi chính mỗi người tham gia giao thông ý thức được sự an toàn của chính mình, tuân thủ an toàn đường sắt. Bởi ai cũng hiểu rằng, các phương tiện đường bộ như ô tô, xe máy có thể phanh gấp trước vật cản trên đường, nhưng để một đoàn tàu dừng bánh đòi hỏi phải có thời gian và khoảng cách nhất định.

Bài, nh: Vĩnh Yên

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)