Y tế - Văn hóaSức khỏe đời sống

Ẩn họa “nấp” sau hoa quả bị dập nát

Tạp Chí Giáo Dục

Nhưng theo các chuyên gia, ngoài lý do từ hóa chất bảo quản, hoa quả bị thối rữa còn do nấm mốc.
Quả càng ngọt càng dễ hỏng

Ảnh minh họa.

Theo GS.TS Nguyễn Văn Vụ, nguyên trưởng khoa Sinh học, trường Đại học Khoa học Tự nhiên (Đại học Quốc gia Hà Nội), thông thường, nếu thối vỏ hoặc một chỗ nào đó ngoài vỏ nguyên nhân chủ yếu là do dập nát trong quá  trình vận chuyển.

Từ vết dập đó, vỏ sẽ  bị bong ra và nhiễm khuẩn. Với những chỗ bị dập và nhiễm khuẩn đó chỉ cần cắt bỏ đi, ăn những nơi chưa bị dập hỏng không ảnh hưởng gì đến sức khoẻ.
Tuy nhiên, đối với các loại quả có dấu hiệu bị chuột cắn vào thì không nên tiếc của mà cần vứt bỏ cả quả để tránh nhiễm trùng bệnh từ các vi khuẩn và ký sinh trùng được truyền từ chuột.
Ngoài ra, theo vị chuyên gia này, tùy theo từng loại hoa quả sẽ có mức độ thối hỏng khác nhau, lâu hay mau. Người dân nên chú  ý đến điều này để biết cách bảo quản và  lựa chọn hoa quả tốt hơn.
Đối với các loại hoa quả ngọt đậm như lê, xoài, và các loại dưa… khi bị thối một chỗ nào đó trên quả sẽ rất nhanh chóng nhiễm khuẩn cả quả.
Còn các loại quả có độ chát, ít đường thì vi khuẩn ít xâm nhập hơn. "Quả nhiều đường giúp vi khuẩn lan ra nhanh còn quả nhiều tananh sẽ ngăn cản vi khuẩn xâm nhập vào quả. Lúc này hoa quả thường bị chua, lên men sau đó chuyển sang thối rữa. Nếu người không biết ăn phải sẽ cảm thấy rất khó chịu. Tốt nhất khi hoa quả không còn giữ được mùi vị ban đầu nên bỏ đi", GS Vụ cho hay.
GS.TS Nguyễn Quang Thạch, viện trưởng Viện Sinh học Nông nghiệp, Đại học Nông nghiệp I cũng cho biết, có nhiều con đường khác nhau để vi khuẩn xâm nhập vào bên trong quả gây thối rữa, trong khi ở bên ngoài quả nhìn vẫn rất tươi ngon.
Với những loại quả như ổi, đậu đũa, mướp đắng hay các loại dưa… các loài côn trùng, bướm có thể trích hút hoặc đẻ trứng vào trong quả qua những lỗ chích nhỏ li ti mà mắt thường khó phát hiện được. Do vậy, bên ngoài hoa quả trông vẫn ngon nhưng bên trong đã bị thối nát, thậm chí có dòi, có sâu do vi khuẩn tấn công.
Hóa chất không kéo dài "tuổi thọ" cho hoa quả
Theo GS.TS Thạch, các loại quả như lê, táo rất nhanh hỏng và dễ bị dập nát nên thường phải sử dụng chất bảo quản. Tuy vậy, hóa chất bảo quản cũng chỉ giữ được cho mã quả đẹp và tươi ngon, còn bên trong lõi quả vẫn có nguy cơ bị thối hỏng. Sau thu hoạch hoa quả chỉ để được một thời gian nhất định.
Việc sử dụng hóa chất bảo quản chỉ có tác dụng "đánh lừa" bên ngoài còn bên trong nếu để quá lâu ngày, quá trình tự hoại sẽ bắt đầu, thành phần tinh bột trong quả sẽ bị phân hủy, không còn nguyên vẹn chất lượng và giá trị dinh dưỡng như khi mới thu hoạch nữa. Đây cũng chính là thời điểm quá trình tự hoại làm phát sinh vi khuẩn, tấn công làm thối rữa quả từ bên trong.
Với những loại quả này, khi phát hiện dập thối bên trong, bạn nên vứt bỏ  ngay, dù những chỗ hỏng chưa lan ra khắp quả. Bởi vì đó là dấu hiệu cho thấy hoa quả này đã được sử dụng chất bảo quản với thời gian quá lâu, sẽ không tốt cho sức khoẻ.
Theo Bee

Bình luận (0)