Rượu nếp. hoa quả, bánh tro, thịt vịt… là những món ăn "giết sâu bọ" không thể không có trong ngày Tết Đoan Ngọ.
Thịt vịt
Với người dân ở một số vùng miền như miền Trung, miền Nam,thịt vịtlà món ăn không thể thiếu trong Tết Đoan Ngọ. Kể cả khi người dân có quan niệm kiêng ănthịt vịtvào đầu tháng vì sợ đen đủi thì vào ngày 5/5 âm lịch, vẫn có nhiều người ăn thịt vịt.
Theo quan niệm, vào ngày Tết Đoan Ngọ, dương khí mạnh nên ănthịt vịtcó tính hàn, giải nóng, làm mát cơ thể. Thực tế, từ tháng 5 trở đi, vịt bắt đầu vào mùa. Những con vịt béo hơn, thịt ngon và không có mùi hôi nữa. Vì thế, trong Tết Đoan Ngọ, ở hầu hết các gia đình, họ đều mua vịt và chế biến thành nhiều món ăn khác nhau.
Rượu nếp
Rượu nếp hay cái rượu cũng là món ăn được nhiều người ưa thích trong Tết Đoan Ngọ. Theo dân gian, rượu nếp được ăn ngay khi vừa ngủ dậy thì rất hiệu nghiệm để giết sâu bọ.
Rượu nếp được ủ từ xôi còn nguyên hạt để lên men, còn gọi là "cái". Người dân thường dùng các loại gạo nếp trắng và cẩm đồ thành xôi, để nguội rồi rắc men, ủ trong ba ngày.
Thúng xôi ủ được đặt trên một chiếc chậu, hứng lấy nước rượu để khi ăn, trộn với cái, tạo vị ngọt, cay rất dễ chịu. Người già, con trẻ đều có thể ăn loại rượu này.
Quả mận, quả vải, dứa, dưa hấu
Tháng 5 là tháng có nhiều hoa trái ngọt. Trong đó đáng lưu ý nhất là trái mận.
Người xưa quan niệm, trong ngày này, các loài sâu bọ đều hoảng hốt, trốn chạy vì nhà ai cũng có bữa cỗ “giết sâu bọ” vào sáng sớm vớihoa quảđầu mùa. Bởi thế, lễ cúng ngày này không thể thiếu nhữnghoa quảnhư các loại: vải, mận, quất hồng bì, đào, chuối, dưa hấu, dứa…
Bánh gio (bánh tro)
Với người miền Nam, bánh gio là món ăn truyền thống trong dịp Tết Đoan Ngọ của người dân. Bánh tro có nhiều tên khác nhau như banh ú, bánh gio và bánh âm và có vài biến thể khác nhau theo điệu phương.
Bánh được làm bằng gạo đã ngâm từ nước tro được đốt bằng củi các loại cây khô hay rơm, gói trong lá chuối. Nhân bánh thường bằng đậu xanh hoặc không nhân. Bánh tro dễ ăn, dễ tiêu làm mát ruột, thường ăn với đường hoặc mật, sánh, rất hấp dẫn.
Chè trôi nước
Đây là loại chè không chỉ có trong ngày 3-3 âm lịch, mà nó còn là món ăn được yêu thích vào ngày 5-5.
Từng viên chè tròn làm bằng bột nếp trắng, bên trong có nhân đậu xanh, ăn cùng với nước cốt dừa rất hấp dẫn. Chè có vị béo của đậu xanh, vị ngọt của đường, nước cốt dừa, vị man mát của bột ở ngay đầu lưỡi và mùi thơm hấp dẫn của gừng, nước cốt dừa.
Ý nghĩa Tết Đoan Ngọ
Ở Việt Nam, Tết Đoan Ngọ được coi là Tết diệt sâu bọ và thờ cúng tổ tiên. Người Việt Nam còn gọi Tết Đoàn Ngọ là "Tết giết sâu bọ" vì trong giai đoạn chuyển mùa, chuyển tiết, dịch bệnh dễ phát sinh. Vào ngày này, dân gian có nhiều tục trừ trùng phòng bệnh.
Tết Đoan Ngọ cũng là dịp để các thành viên trong gia đình sum họp đầm ấm.
Ngoài ra, ngày Đoan Ngọ là ngày dân chúng cúng lễ để đánh dấu một thời tiết mới, mừng sự trong sáng, quang đãng, đồng thời để cầu bình an.
Theo Tiền Phong
Bình luận (0)