Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Ăn năn muộn của Thừa!

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

Thân mang án tích chưa đưc xóa, ln này Tha li vưng lao lý vì ti “Giết ngưi”. Gia chn công đưng không mt ngưi thân đến d khán, Tha ngi đơn đc, t ra l lm bng nhng câu tr li trng không, ngn cũn. Ch đến khi tòa ngh án, Tha luôn cúi gm mt, chc chc li qut nưc mt vào tay áo bc l ra nhng ni ăn năn, nhưng đó đã là nhng ăn năn mun màng…

Sau phiên tòa, Tha đưc dn gii ra xe chuyên dng

Án chng án

Ngày 17-8, TAND TP.HCM đã đưa ra xét xử sơ thẩm bị cáo Phạm Ngọc Thành (SN 1988, tên thường gọi là Thừa, quê huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang) với cáo buộc về tội danh “Giết người”.

Theo hồ sơ của vụ án, vào khoảng 18 giờ 30 phút ngày 24-11-2017, Thành cùng Lê Thành Nhân, Lê Văn Vũ Linh đều là thợ hồ trong công trình xây dựng tại Trung tâm Văn hóa Thể dục thể thao quận 12, TP.HCM tổ chức ngồi uống rượu trong khuôn viên công trình xây dựng. Đến khoảng 19 giờ 30 phút thì tất cả nghỉ uống rượu. Lúc này Vũ Linh đang ngồi nói chuyện cùng Nguyễn Thị Kim Oanh (vợ của Linh) cách khoảng 2 mét thì nghe Thành nói với Nhân “Tối nay kiếm gái trong lán trại công trình chơi xả xui”, Nhân nghe vậy liền chửi Thành dẫn đến cả hai bên cự cãi. Nhân dùng tay tát vào mặt Thành 2 cái và được những người khác can ngăn. Sau đó Nhân lên võng gần đó nằm thì Thành đi đến đứng cách khoảng 2 mét chửi Nhân và thách thức đánh nhau. Khi Nhân bước xuống võng và đi tới thì Thành lấy dao xếp dài 24cm từ trong túi quần xông vào đâm vào bụng khiến Nhân gục ngã. Bị hại được đưa đến bệnh viện cấp cứu nhưng đã tử vong. Theo kết quả điều tra, bị hại Nhân tử vong do sốc mất máu không hồi phục bởi vết thương đâm thủng gan, dạ dày tá tràng và tĩnh mạch chủ bụng.

Về phần Thành, sau khi gây án Thành trốn về quê (huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang – PV) sống lang thang. Đến ngày 28-11-2017, Thừa đến Công an thị trấn Thạnh An, huyện Vĩnh Thạnh, TP.Cần Thơ đầu thú và giao nộp con dao gây án, đồng thời thừa nhận toàn bộ hành vi sai trái của mình. Về lý lịch bị can, trước đó vào ngày 28-5-2008, Thành bị TAND tỉnh An Giang xử phạt 14 năm tù giam về tội danh “Hiếp dâm trẻ em”. Do quá trình cải tạo tốt, bị can được hưởng đặc xá sau 7 năm chấp hành án (ra tù vào ngày 31-8-2015). Theo đại diện Việm Kiểm sát, Thành chỉ mới tái hòa nhập với xã hội khoảng hơn 2 năm, án tích chưa được xóa thì án lại chồng án. Trong vụ án mới hành vi của Thành phạm vào tội “Giết người” thuộc trường hợp có tính chất côn đồ, tái phạm nguy hiểm, do đó đề nghị áp dụng khung hình phạt đối với bị cáo từ 18 đến 20 năm tù giam.

“B cáo xin li gia đình…”

Diễn biến của phiên tòa từ phần thủ tục đến xét hỏi, luận tội… Thành đều tự xưng “tui” gọi HĐXX là “cán bộ”. Vị chủ tọa phiên tòa phải đôi lần nhắc nhở “bị cáo phải xưng “tôi” hoặc là “bị cáo”,  gọi HĐXX là “quý tòa”. Chỉ có hai lần Thành trả lời một cách khá trọn vẹn “Anh Nhân tát vào mặt bị cáo đau quá, bị cáo mới không kiềm chế được hành vi”; “bị cáo quá sợ hãi nên trốn về quê sống lang thang đây đó, rồi bị cáo nhận ra lỗi lầm của mình khi đâm anh Nhân. Bị cáo ân hận lắm! Bị cáo không thể trốn mãi nên ra đầu thú”.

Thành đ hoe 2 mt ri ngp ngng b ng câu nói. Khi HĐXX đi vào phòng ngh án, trái ngưc vi v l lm lúc đu, Thành luôn cúi mt, chc chc qut nưc mt vào tay áo bc l s ăn năn mun màng…

Về lý lịch thân nhân, Thành không kể lể nhiều, chỉ kể rằng ở nhà tên là Thừa, còn lại về cha mẹ, anh em, HĐXX hỏi gì mới trả lời rất ngắn gọn “chết” hoặc “còn”. Về yêu cầu của gia đình bị hại, buộc Thành bồi thường tiền mai táng 40 triệu đồng và 160 triệu đồng tiền tổn thất tinh thần (tổng cộng là 200 triệu đồng), Thành kể, từ khi bị tạm giam (ngày 28-11-2017) cho đến nay chưa một lần được người thân lên thăm nuôi, ở tòa cũng không thấy bóng dáng người thân nào đến dự, bản thân làm thợ hồ không có tài sản nên không biết phải bồi thường bằng cách nào.

Xâu chuỗi lời khai tại tòa, lý lịch nhân thân thể hiện trong hồ sơ vụ án, có thể thấy bị cáo lớn lên trong một gia đình không trọn vẹn: lớn lên ở địa phương nghèo vùng sâu vùng xa, cha mất từ nhỏ, có 4 anh chị em ruột (lớn nhất SN 1984, nhỏ nhất SN 1993), mẹ còn sống nhưng đã già, bản thân không được đi học. Theo luật sư bào chữa (do HĐXX chỉ định vì bị cáo không có khả năng mời luật sư – PV): Hoàn cảnh gia đình nghèo khó, người thân không quan tâm, bị cáo không ký được họ tên của mình do không được đến trường, không được giáo dục… do đó kiến thức về cuộc sống cũng như pháp luật đều mù tịt, dẫn đến những hành động thiếu suy nghĩ, vi phạm pháp luật. Lần vi phạm cách đây 9 năm bị cáo đã có ý thức cải tạo tốt, được đặc xá sớm. Khi vi phạm lần 2, bị cáo đã đầu thú để chịu sự trừng phạt của pháp luật, tính lương thiện trong bị cáo vẫn còn đó.

Khác với hầu hết các phiên tòa xét xử khác, bị cáo một mực kêu oan dù những chứng cứ đã thể hiện rõ, hoặc nhận tội và khẩn thiết xin được khoan hồng với hình phạt nhẹ, tuy nhiên đối với Thành xuyên suốt phiên tòa đều không một lần kêu oan, không một lần hé miệng nói đến bốn từ “xin được khoan hồng”, hay “xin được giảm án”. Ngay trong phần “lời nói sau cùng”, là phần người phạm tội bày tỏ những mong muốn của mình với HĐXX, Thành quay mặt về phía gia đình bị hại, chắp 2 tay về phía trước đứng khúm núm rồi nói ngắn gọn “bị cáo xin lỗi gia đình…”.

Bài, nh: Hoài Thương

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)