Y tế - Văn hóaSức khỏe đời sống

Ăn nhiều gạo trắng cũng không tốt

Tạp Chí Giáo Dục

Normal 0 MicrosoftInternetExplorer4

GS Shigeru Yamamoto – ĐH Ochanomizu, Nhật Bản – nói qua một điều tra cắt ngang tại một quận nội thành TP.HCM trên 611 người, dựa theo sự có mặt của ít nhất ba trong năm yếu tố (béo bụng, tăng triglyceride huyết, giảm HDL-C huyết, tăng huyết áp và tăng đường huyết lúc đói) sau khi chuẩn hóa theo tuổi và giới, tỉ lệ mắc hội chứng rối loạn chuyển hóa là 12%.

Theo ông Shigeru, tuyển chọn nhóm nữ có chỉ số khối cơ thể BMI giống nhau, chia ba nhóm theo độ tuổi, bốn loại bữa ăn khác nhau về tỉ số năng lượng giữa chất béo và chất đường, thành phần rau được thiết kế, kèm theo đo đường huyết lúc đói, đường huyết sau ăn 30, 60, 90 và 120 phút. Theo đó, khẩu phần ăn với 70% năng lượng từ chất bột đường có thể tăng đáp ứng đường huyết, đặc biệt đối với người cao tuổi và khẩu phần nhiều rau xanh được xem là có tác dụng trong việc phòng chống sự tăng đường huyết sau ăn.

GS Shigeru nói khẩu phần của người Nhật hiện nay là 60% năng lượng từ chất đường bột, còn lại là từ chất béo, đạm… “Trước đây người Nhật cũng ăn rất nhiều gạo, nhưng tỉ lệ gạo trong bữa ăn đã giảm xuống còn 50-60% năng lượng khẩu phần. Nếu ăn quá nhiều gạo, năng lượng khẩu phần từ gạo chiếm trên 70% có nguy cơ tăng mức độ đáp ứng glucose máu. Theo tôi, tổng năng lượng ăn vào xung quanh 2.000 kcl/ngày là hợp lý” – GS Shigeru khuyến cáo.

TS Bùi Thị Nhung (Viện Dinh dưỡng) – người vừa chủ trì nghiên cứu về khẩu phần ăn của người dân tại Ninh Bình – cho rằng khẩu phần ăn của người dân còn nhiều chất bột. PGS.TS Lê Thị Hợp – viện trưởng Viện Dinh dưỡng – nói tùy theo cân nặng và loại hình lao động, người dân có thể sử dụng gạo ở mức độ khác nhau, nhưng người có trọng lượng 50kg chỉ nên dùng 250-300gr gạo/ngày. Bà Hợp cho biết nguy cơ chỉ xuất hiện nếu ăn nhiều loại gạo xát trắng, còn gạo lứt lại rất tốt cho sức khỏe.

Theo bà Nguyễn Thị Lâm – phó viện trưởng Viện Dinh dưỡng, gạo lứt là loại gạo chỉ xay bỏ vỏ trấu bên ngoài, vẫn còn lớp cám phía trong. Lớp cám này chính là lớp xơ, giúp quá trình tiêu hóa tinh bột xảy ra từ từ, giúp glucose hấp thu vào máu chậm hơn so với người sử dụng gạo trắng thông thường. Tuy nhiên, do gạo lứt khá cứng, quá trình chế biến phải kỹ hơn thì cơm mới mềm, người cao tuổi mới sử dụng dễ dàng được. Vì vậy, bà Lâm cho rằng những người trưởng thành muốn dự phòng một số bệnh mãn tính như rối loạn mỡ máu, tiểu đường… có thể sử dụng loại gạo xát “dối”, tức xát trắng bằng 1/3 so với bình thường.

LAN ANH (Theo TTO)

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)