Nhiều dân tộc trên thế giới có tập quán đầu năm mới phải ăn nho để cả năm tốt lành mạnh khoẻ. Ở Cuba đêm giao thừa mỗi người ăn 12 trái nho và cứ 12 người uống chung cốc rượu nho theo nhịp chuông đồng hồ. Người Ý ăn nho để năm mới "làm được nhiều việc và sẽ giàu có". Người dân Tây Ban Nha thì đêm giao thừa nghe đồng hồ gõ một tiếng lấy một hạt nho bỏ vào miệng nhai thật nát để cầu mong được bình yên lắm phúc, trường thọ…
Từ xa xưa Đông y đã được biết nho cung cấp nhiều chất bổ, có tác dụng phòng chữa nhiều bệnh. Ngày nay qua nhiều công trình nghiên cứu trên thế giới, cho ta biết thêm bao chất quý giá nằm trong nho: Cứ 100g cho 71 calori, 10-12g đường (glucose và levulose) loại dễ hấp thụ, 11mg vitamin C (18% nhu cầu hàng ngày). Nếu chỉ cung cấp sinh tố C từ nho thì mỗi ngày phải ăn khoảng 500g nho. Thịt quả ăn dễ tiêu, giải khát, thông tiểu do nhiều kali, và lợi mật do pholiphenol.
Nước ép nho đỏ
Có chất của các phần trong quả nho (vỏ, thịt, hạt). Nói chung chúng có tác dụng bổ dưỡng, giải khát, bồi bổ cơ thể sau ốm dậy, làm việc căng thẳng đầu óc và chân tay, phòng chữa sâu răng, làm đẹp da mặt (ăn trong, đắp ngoài).
Theo các nhà dinh dưỡng Hoa Kỳ nước ép nho đỏ có khả năng ngăn ngừa ung thư và tăng cường sức chống đỡ của cơ thể trước những tác hại của các phương pháp chữa trị ung thư truyền thống như hoá chất và xạ trị. Dược điển Mỹ ghi công dụng của nho chữa ăn khó tiêu, sốt, trĩ, táo bón, các bệnh gan, mật (lợi tiểu, nhuận gan).
Nho tốt cho sức khỏe.
|
Rượu vang đỏ chống ôxy hóa
Rượu vang đỏ bổ chính là do tính chống ôxy hóa của flavonoit Resveratrol. Nếu dùng rượu vang đỏ điều độ (20-30g alcool ethylic/ngày) làm giảm tỷ lệ tử vong do bệnh tim mạch xuống 40%. Người uống rượu vang vừa phải (60ml/ngày) mắc bệnh tim ít hơn 30% so với người không uống, tăng cholesterol tốt (HDL), giảm cholesterol xấu. LDL, ít bị xơ vữa động mạch.
Vỏ quả nho: Có nhiều chất chát có khả năng kháng khuẩn. Qua phương pháp theo dõi đồng vị phóng xạ chất này không bị phá huỷ bởi dịch tiêu hoá nên có thể tuần hoàn khắp cơ thể và cho tác dụng toàn thân. Trong vỏ quả nho có nhiều chất Resveratrol hơn so với trong thịt quả. Nó có khả năng chống ôxy hoá mạnh gấp 7 lần vitamin E cho nên khi ăn nho nên ăn cả vỏ.
Về hạt nho
Vỏ hạt nho: Cấu trúc hoá học của chất Resveratrol có trong vỏ của hạt nho và hocmon oestrogene của con người có sự tương đồng. Chúng có tác dụng tốt đối với lượng cholesterol và với thành mạch máu trong cơ thể. Điều này giải thích vì sao những người uống rượu vang đỏ có hệ thống tim mạch tốt.
Cao hạt nho chứa chất Proanthocyanidin “chất chống ôxy hóa siêu đẳng" ngăn chặn sự phát triển của nhiều bệnh nan y và của quá trình lão hoá.
Dầu hạt nho: Trong dầu hạt nho có nhiều axit linoleic (nhiều hơn tất cả các loại dầu hiện nay đang dùng) dầu này làm tăng HDL giảm LDL. Dùng dầu hạt nho hàng ngày thì nguy cơ bệnh tim mạch giảm 39-56%. Các nhà khoa học Mỹ cho biết khi nam giới có HDL thấp (cholesterol tốt) hay bị chứng bất lực. Sau một thời gian dùng dầu hạt nho HDL sẽ tăng lên và chứng bất lực giảm rõ rệt. Dầu hạt nho còn giảm kết vón tiểu cầu, có tác dụng phòng tăng huyết áp, hàn gắn vết thương, tiểu đường gây ra.
Dầu hạt nho thơm, không ngậy, dùng trộn salát, nộm. Có thể dùng dầu hạt nho để xào nấu nhưng không nên để nóng quá 90oC. Cần phân biệt nước nho là nước ép quả nho tươi (grape juice) với nước nho có tên grape drink là chế phẩm "nhái" nước nho. Nó rất ít hoặc không có các chất của nho tươi nên không có tác dụng bổ dưỡng như nước nho tươi.
Tương tác giữa nước nho và các loại thuốc
Nước nho gắn với hệ thống Cytocrome P450 cho tác dụng ức chế chuyển hoá ở gan đối với nhiều loại thuốc. Kể cả một số trường hợp sau đây cần lưu ý để tránh:
– Nho với thuốc ức chế calcium làm chậm chuyển hoá thuốc. Cho nên đang điều trị bệnh tăng huyết áp nên kiêng hoặc ăn ít, uống ít nước nho để tránh gây tăng hiệu lực của thuốc không kiểm soát được (Diltiagem, Verapamil).
– Các thuốc ức chế men chuyển (Benzapril, captopril) để chữa tăng huyết áp cũng tương tác với kali trong nho, cho nên khi dùng thuốc đó tránh hoặc ăn ít nho.
– Nước nho đỏ làm tăng hiệu lực cyclosporin ở bệnh nhân ghép giác mạc, ghép thận. Nhờ đó có thể giảm liều cyclosporin, hạ giá thành điều trị và giảm các tác dụng phụ của thuốc. Theo Darling Hurst (Úc) bệnh nhân ghép tim chỉ cần phân nửa liều cylosporin và ketoconazol. Nho còn làm tăng hiệu lực các thuốc cafeine, theophylline, estrogen mydazolam, terfenadine…
|
BS. Phó Thuần Hương / SK&ĐS
Bình luận (0)