Ăn ốc sên bị nhiễm ký sinh trùng, nhập viện điều trị muộn, Đ. bị di chứng não. Gần 15 tháng nằm viện, bệnh nhân này vẫn trong tình trạng nguy kịch.
Đó là trường hợp của bệnh nhân L.T.Đ (22 tuổi, Tiền Giang). Trước đó, Đ là sinh viên trường Cao đẳng Kỹ thuật – Công nghệ TPHCM. Tháng 8.2009 thấy quanh nhà trọ có nhiều ốc sên, Đ. và người bạn cùng phòng rủ nhau bắt ốc làm thức ăn.
Sau khi ăn được ít ngày, cả hai đều xuất hiện các triệu chứng đau đầu dữ dội, chướng bụng, bí tiểu… Nhưng do không có tiền nên Đ. không đến bệnh viện khám mà chỉ đến hiệu thuốc tây tự lấy thuốc uống.
Sau khi ăn được ít ngày, cả hai đều xuất hiện các triệu chứng đau đầu dữ dội, chướng bụng, bí tiểu… Nhưng do không có tiền nên Đ. không đến bệnh viện khám mà chỉ đến hiệu thuốc tây tự lấy thuốc uống.
Gần 15 tháng nằm viện điều trị, bệnh nhân Đ. vẫn trong tình trạng nguy kịch.
Theo bà N.T.D, mẹ của bệnh nhân, “Thời gian đó gia đình có tang gọi con về. Thằng bé cho biết đang bị bệnh. Sau nhiều lần khám ở bệnh viện địa phương nhưng không tìm ra bệnh. Gia đình nhận được cuộc gọi từ bạn của con cho biết cậu này cũng bị triệu chứng như Đ. sau khi ăn ốc sên và đã nhập viện điều trị vì nhiễm ký sinh trùng.”
Tá hỏa, bà D. mang con lên TPHCM điều trị nhưng do nhập viện quá muộn nên tình trạng của Đ. diễn biến nặng dẫn tới hôn mê sâu. Gần 15 tháng điều trị tại bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới, Đ. vẫn phải liên tục thở máy. Đến nay, việc điều trị ký sinh trùng thành công nhưng bệnh nhân lại mắc di chứng não phải sống đời sống thực vật.
BS Trần Phủ Mạnh Siêu, Trưởng khoa ký sinh trùng bệnh viện Bệnh Nhiệt đới cho biết: “Ốc sên là loại ốc mang ký sinh trùng Angiostrongylus cantonensis, khi ăn phải loại ký sinh trùng này người bệnh sẽ xuất hiện các triệu chứng đau đầu dữ dội, nôn ói, suy hô hấp, hôn mê… Nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời bệnh nhân rất dễ tử vong.
Trường hợp của Đ. dù đã điều trị kéo dài nhưng tình trạng sức khỏe vẫn chưa cải thiện. Với di chứng não, bệnh nhân hầu như không có cơ hội bình phục trở lại.” BS Mạnh Siêu khuyến cáo: Ký sinh trùng ở ốc sên đặc biệt nguy hiểm vì thế mọi người không nên dùng loài ốc này để chế biến làm thức ăn.
Tá hỏa, bà D. mang con lên TPHCM điều trị nhưng do nhập viện quá muộn nên tình trạng của Đ. diễn biến nặng dẫn tới hôn mê sâu. Gần 15 tháng điều trị tại bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới, Đ. vẫn phải liên tục thở máy. Đến nay, việc điều trị ký sinh trùng thành công nhưng bệnh nhân lại mắc di chứng não phải sống đời sống thực vật.
BS Trần Phủ Mạnh Siêu, Trưởng khoa ký sinh trùng bệnh viện Bệnh Nhiệt đới cho biết: “Ốc sên là loại ốc mang ký sinh trùng Angiostrongylus cantonensis, khi ăn phải loại ký sinh trùng này người bệnh sẽ xuất hiện các triệu chứng đau đầu dữ dội, nôn ói, suy hô hấp, hôn mê… Nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời bệnh nhân rất dễ tử vong.
Trường hợp của Đ. dù đã điều trị kéo dài nhưng tình trạng sức khỏe vẫn chưa cải thiện. Với di chứng não, bệnh nhân hầu như không có cơ hội bình phục trở lại.” BS Mạnh Siêu khuyến cáo: Ký sinh trùng ở ốc sên đặc biệt nguy hiểm vì thế mọi người không nên dùng loài ốc này để chế biến làm thức ăn.
Vân Sơn (dantri)
Bình luận (0)