Y tế - Văn hóaSức khỏe đời sống

Ăn thực phẩm đúng cách để không trúng độc

Tạp Chí Giáo Dục

Ăn các loại thực phẩm từ gốc đến thân là một cách tuyệt vời để tăng cường chất xơ. Tuy vậy, không phải loại thực phẩm nào cũng có thể ăn gốc và thân, theo Prevention.
Mầm khoai tây
Khoai tây thuộc họ cà nên chứa hợp chất solanine độc hại. Trong khoai tây, solanine chủ yếu tập trung ở các cành khoai tây và mầm khoai tây, vì vậy bạn nên cắt bỏ phần cành và mầm của khoai tây trước khi nấu để tránh bị ngộ độc. Solanine đặc biệt tập trung ở khoai tây có màu xanh lá cây.

Tránh ăn cuống của cà tím vì độc hại /// Ảnh: Shutterstock
Tránh ăn cuống của cà tím vì độc hại. Ảnh: Shutterstock

Lá cà chua
Cà chua là anh em gần gũi với khoai tây. Cà chua có lịch sử 200 năm và là loại quả được nhiều người ưa thích. Lá cà chua chứa một lượng nhỏ solanine và tomatine, mà có thể khiến dạ dày khó chịu nếu bạn ăn nhiều cùng lúc.
Hạt táo
Tránh ăn phải hạt của táo - Ảnh: Shutterstock

Tránh ăn phải hạt của táo Ảnh: Shutterstock
Hạt táo có chứa cyanide độc. Cụ thể hơn, chúng có chứa amygdalin, một chất phóng xyanua khi nó tiếp xúc với enzym tiêu hóa trong đường ruột. Tuy chỉ ăn phải một hạt táo thì không có vấn đề gì, nhưng đã là độc hại thì nên tránh.
Lá và hoa cà tím
Cà tím là một thành viên khác của họ cà. Có người cho rằng ăn cà tím độc hại, quan niệm này không đúng sự thật. Tuy nhiên, lá và hoa của cà tím có thể sẽ làm cho bạn bị bệnh, vì đó là nơi tập trung solanine độc hại.

Ngọc Lam (TNO)

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)