Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

An toàn cho trẻ khi chơi game, “vào” net

Tạp Chí Giáo Dục

Cùng chơi là một trong những cách an toàn nhất.Trò chơi điện tử và internet là nguồn giáo dục và giải trí rất tuyệt vời đối với trẻ nhỏ, nhưng cùng với đó là những “khoảng tối” đáng lo ngại. Vậy làm thế nào để hạn chế những hậu quả không mong muốn có thể xảy ra?

Chú ý tới những cảnh báo

Đối với các trò chơi điện tử có tính bạo lực, dùng lời lẽ thô tục, có những hình ảnh “mát mẻ”… không thích hợp với trẻ nhỏ, bao giờ cũng sẽ có các cảnh báo đi kèm được đính trên bìa đĩa hoặc ở đầu mỗi trò chơi.

Ký hiệu của các cảnh báo này như sau:

EC (dành cho trẻ nhỏ): tức là những trò chơi dành cho trẻ từ 3 tuổi trở lên.

AO (chỉ dành cho người lớn).

Xem trước trò chơi

Những cảnh báo chỉ là một trong những dấu hiệu quan trọng giúp bạn loại bỏ bớt các trò chơi ảnh hưởng không tốt tới sự phát triển trí tuệ và nhân cách của trẻ. Quan trọng nhất vẫn là bạn xem trước, thậm chí là chơi thử trước khi cho trẻ chơi. Bởi đơn giản, có rất nhiều trò chơi dành cho lứa tuổi của bé nhưng lại hoàn toàn không phù hợp.

Luôn giải thích

Những hình ảnh trong các trò game luôn tác động sâu sắc tới suy nghĩ và hành vi của trẻ nhỏ. Nếu bạn thấy trẻ có vẻ như càng ngày càng trở nên dễ kích động, đặc biệt là sau khi chơi điện tử xong thì hãy trò chuyện với trẻ, để trẻ hiểu rằng những hình mẫu chúng thấy trong các trò điện tử là hoàn toàn khác xa với những gì đang tồn tại trong thế giới thực.

Điều này sẽ giúp trẻ nhận thức được sự thay đổi hành vi của mình và giảm phần nào những ảnh hưởng không tốt từ các trò game.

Internet an toàn

Trước tiên, chính bạn cũng phải là người thành thạo về máy tính và tất nhiên là bạn phải biết cách khóa mã một số nội dung.

Luôn để máy tính ở khu vực sinh hoạt chung của gia đình để bạn và những người khác có thể để mắt và kiểm soát những nội dung mà trẻ truy cập bất kỳ lúc nào.

Tránh đặt máy tính trong phòng ngủ của trẻ.

Phải biết mật khẩu hộp thư riêng của những trẻ còn nhỏ để kiểm soát những bức thư mà chúng có thể nhận được.

Tạo một favorites những nội dung mà bé thích để bé dễ dàng sử dụng khi cần, hạn chế việc tự mày mò tìm kiếm… có thể dẫn tới những đường link có nội dung xấu.

Dành thời gian “online” cùng trẻ. Dạy trẻ cách ứng xử thích hợp khi bước chân vào thế giới ảo.

Luôn kiểm soát các cuộc “chat chít” của trẻ. Bằng cách nhấn vào “tin nhắn trước, tin nhắn kế” bạn sẽ hiểu được trẻ đang tiếp xúc với ai, đang gặp vấn đề gì…

Đừng quên cài đặt “bức tường lửa” để bảo vệ con bạn trong bất kỳ thời điểm nào, dù bạn có nhà hay không.

Nhân Hà – Theo MSN

Bình luận (0)