Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

An toàn học đường phải là trách nhiệm chung!

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

Chun b cho năm hc mi, mt trong nhng vn đ các trưng hc ti TP.HCM phi thc s quan tâm là bo đm an toàn. Bi trong dp hè, nhiu trưng t chc sa cha ci to, chc chn phi rà soát tht k nhng ch, khâu chưa an toàn và khc phc trit đ. Đương nhiên, vi các trưng xây mi thì yêu cu này càng đưc đ cao.


Cô và trò Trưng THPT Lê Trng Tn (TP.HCM) chăm sóc vưn rau thy canh (nh minh ha). Ảnh: Đ.Yến

Mấy năm trước, sự cố ngã cây ở Trường THCS Bạch Đằng (Q.3, sáng 26-5-2020) khiến 13 học sinh thương vong thật sự rất đáng tiếc. Dù rằng sự việc xảy ra phần lớn là do yếu tố khách quan và vô ý nhưng từ đây đã đặt ra vấn đề các cơ sở giáo dục phải có giải pháp bảo đảm an toàn một cách tốt nhất cho học sinh và tất cả mọi người trong nhà trường. Trên thực tế, không chỉ có việc cây cối hay các yếu tố bên ngoài phòng học, những yếu tố khác trong phòng học, nhà vệ sinh hay thậm chí xung quanh trường học cũng cần được quan tâm đầy đủ, đúng mức và phải lường trước được tất cả các tình huống có thể xảy ra.

Cứ ngay sau sự việc này, gần như toàn bộ các trường học ở TP.HCM đã đồng loạt kiểm tra độ an toàn trong trường của mình, với các hạng mục như cây xanh, mái vòm, nhà vệ sinh, nhà xe, lan can… Chẳng hạn, nhiều trường hợp đã có ngay phương án xử lý các cây xanh già cỗi hoặc có biểu hiện dễ ngã đổ, có trường hợp tiến hành khảo sát và có kế hoạch sửa chữa một số hạng mục có thể phát sinh rủi ro. Điều đó hoàn toàn là đúng đắn nhưng phải tránh biểu hiện “mất bò mới lo làm chuồng”. Đồng thời luôn cần một sự tổng rà soát cần thiết khi đã xảy ra sự cố ở một trường hợp gần như chưa thấy dấu hiệu.

Trên thực tế, vấn đề an toàn học đường dù đã được lưu ý từ các văn bản chỉ đạo của các cơ quan chức năng, của phụ huynh… nhưng vẫn không phải không xảy ra những sự cố đáng tiếc. Đó đây đã xảy ra hiện tượng bạo lực giữa học sinh với nhau hay có việc phạt chưa phù hợp của một vài giáo viên với học sinh cả bằng roi vọt hay bằng các hình thức khác. Hay nạn phân biệt đối xử khi học sinh không đi học thêm, học sinh không có “quan hệ” tốt với giáo viên đôi lúc cũng xảy ra ở vài nơi mà ở đó người thầy không thể hiện tốt tư cách, đạo đức nghề nghiệp của mình. Hay cá biệt có trường hợp giáo viên hành xử không đúng chuẩn mực người thầy, như có lời lẽ xúc phạm học sinh, cư xử không phù hợp với học sinh khác giới… Những hiện tượng đó đã bị xã hội lên án, được các cơ quan chức năng chấn chỉnh, nhưng không vì thế mà ngăn chặn triệt để các trường hợp tương tự.

Ngoài ra, đôi lúc còn xuất hiện sự thiếu an toàn học đường do chính phụ huynh gây ra, như có trường hợp phụ huynh xông vào trường hành hung giáo viên, phụ huynh đánh học sinh là bạn của con mình, phụ huynh đưa thông tin lên mạng xã hội một cách thiếu trách nhiệm… Những việc này cũng gây áp lực về an toàn đối với nhà trường, đối với giáo viên, đối với học sinh và đối với phụ huynh khác. Câu chuyện “học sinh đứng ngoài cổng trường” ở Hải Phòng (năm 2020) là một điển hình cho thấy cách ứng xử của những người có liên quan có thể là nguyên nhân gây ra những mất an toàn học đường dù không có hành xử bạo lực nào cả.


Mt hot đng ngoi khóa ca hc sinh THCS (nh minh ha). Ảnh: Y.Hoa

Từ đó cho thấy, để nâng cao an toàn học đường, cần thiết có sự cộng đồng trách nhiệm của tất cả mọi người. Các cơ quan chức năng (nhất là cơ quan quản lý Nhà nước về giáo dục các cấp) cần thường xuyên có biện pháp kiểm tra, giám sát để bảo đảm các trường thực hiện đúng và đầy đủ những yêu cầu về an toàn trường lớp, như về cơ sở vật chất, phương pháp giảng dạy, thái độ ứng xử của giáo viên, bữa ăn bán trú, mối liên hệ giữa nhà trường và gia đình… Cần xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm có thể ảnh hưởng đến nhân phẩm, sức khỏe, tính mạng của học sinh. Chính quyền các cấp phải chú ý đáp ứng những yêu cầu hợp lý về cải tạo, sửa chữa trường lớp của các trường để không chỉ bảo đảm an toàn cho học sinh mà còn tạo ra điều kiện tốt nhất để việc dạy và học đạt kết quả cao. Các trường phải thường xuyên tự rà soát, khắc phục ngay những biểu hiện thiếu an toàn trong phạm vi của đơn vị mình. Một tấm tôn ở nhà xe bị tốc, một viên gạch ở nhà vệ sinh bị bong, một nhánh cây ở sân sắp gãy, một kệ tủ hỏng chân sắp ngã, một ổ điện bị hỏng, một cánh cổng bị sút bản lề… đều thuộc trách nhiệm xử lý của nhà trường, mà đứng đầu là hiệu trưởng, không thể đổ lỗi cho người khác, dù chưa xảy ra hậu quả. Hay chính việc học sinh hiếu động có hành vi gây nguy hiểm cho bản thân và cho người khác thì cũng thuộc trách nhiệm nhắc nhở, giáo dục của nhà trường, nhằm tránh rủi ro đến mức thấp nhất. Các tổ chức chính trị, đoàn thể, đặc biệt là tổ chức Đảng, phải thể hiện vai trò kiểm tra, giám sát của mình nhằm góp ý, cảnh báo, thậm chí đấu tranh với ban giám hiệu nhà trường nhằm tránh bất kỳ sự cố nào có thể xảy ra. Các giáo viên phải thể hiện tinh thần “cô giáo như mẹ hiền” trong việc giáo dục, quản lý và chăm sóc học sinh. Yếu tố chăm sóc có khi vì nhiều lý do chưa được thực hiện đầy đủ thì cần được quan tâm nhiều hơn, nhất là với học sinh mầm non, tiểu học, vì đây là những em còn trong lứa tuổi chưa đủ khả năng lường hết hay phòng tránh được các sự cố. Chăm sóc phải được thể hiện bằng tình yêu thương, trách nhiệm chứ không phải chỉ áp dụng nội quy, quy định, trong lúc quy định thì giống nhau mà năng lực, thể chất, khí chất của từng học sinh lại khác nhau. Các bậc phụ huynh cần thể hiện sự gắn kết chặt chẽ với nhà trường trong việc giáo dục con trẻ, thay vì “khoán trắng” hoặc “khoanh tay đứng nhìn” một cách thụ động. Mỗi bậc cha mẹ cần giáo dục và hướng dẫn con mình có những hành xử phù hợp trong nhà trường, từ việc học tập nghiêm túc, ứng xử đúng mực với thầy cô, bạn bè cho đến thái độ với môi trường, cách ứng phó khi có sự cố. Khi cần chia sẻ, trao đổi, góp ý, phụ huynh nên chọn kênh phù hợp, như trình bày với giáo viên, với ban giám hiệu nhà trường thông qua gặp trực tiếp, qua cuộc họp phụ huynh, qua điện thoại…, chứ không phải “dàn dựng” để đưa lên mạng xã hội mà chỉ phản ánh sự việc có một chiều.

Phải có sự phối hợp đồng bộ thì việc giáo dục trẻ trong nhà trường mới đạt hiệu quả cao, việc bảo đảm an toàn cho trẻ mới được thực hiện tốt!

Trúc Giang

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)