Một điểm bán gà vịt không được kiểm định trên đường 30, P.6, Q.Gò Vấp
|
Mặc dù đã gần hết tháng giêng nhưng các loại trái cây, bánh mứt và thực phẩm “hậu Tết Nguyên đán” vẫn còn. Nhiều người do ham rẻ đã mua về sử dụng, kết quả phải chịu nhiều hệ lụy về sức khỏe.
Hàng “hậu Tết” mất chất
Do Tết năm nay không gói bánh chưng nên đã qua rằm tháng giêng, hai đứa con chị Liên (ngụ ở đường Dương Quảng Hàm, Q.Gò Vấp, TP.HCM) vẫn còn thèm. Một lần đi tập thể dục ngang qua đường Nguyễn Thái Sơn, P.3, chị Liên đã ghé bên đường mua một cặp bánh chưng về cho cả nhà thưởng thức. Thế nhưng, do có dấu hiệu bị mốc nên sau đó hai đứa con của chị đột ngột bị tiêu chảy. Mặc dù đã hết Tết nhưng tại các sạp bánh kẹo ở các chợ như chợ Bình Triệu (Thủ Đức), chợ Cây Thị (Bình Thạnh)… vẫn còn bày bán các loại mứt Tết. Chị H. một tiểu thương ở chợ Cây Thị cho biết: “Do trước Tết lượng hàng hơi nhiều nên đến nay trên sạp vẫn còn các loại mứt dừa, mứt chà là, mứt mãng cầu… Tuy khách hàng không đông nhưng sau Tết vẫn có người mua lai rai, chỉ cần giá rẻ hơn một chút là có bao nhiêu sẽ tiêu thụ hết bấy nhiêu”.
Có thể nói, Tết Ất Mùi năm nay dưa hấu tròn đã “hồi sinh” vì trúng mùa. Tuy nhiên, theo đánh giá của nhiều nhà vườn do lâu nay mọi người đã bỏ thói quen chưng dưa tròn nên dù rẻ hàng vẫn ế. Theo ông H., một thương lái chợ đầu mối nông sản (Thủ Đức) thì đó chưa phải là lý do chính, mà vì nhà vườn lạm dụng thuốc kích thích tăng trưởng nên dưa chóng lớn nhưng chất lượng không đảm bảo. Không ít trường hợp bị xì nước khi đang chưng trên bàn thờ. “Đây là những loại trái cây dư lượng hóa chất tăng trưởng và bảo vệ thực vật do “tắm” quá nhiều hóa chất, tuy to đẹp nhưng không dùng được và nếu dùng cũng rất nguy hại sức khỏe cho người tiêu dùng” – ông Nguyễn Văn Hòa (Viện trưởng Viện Cây ăn quả miền Nam) cho biết.
Để khắc phục tình trạng rau củ nhiễm hóa chất độc hại, người tiêu dùng đang có thói quen sử dụng nước thực phẩm rau quả trước khi chế biến mà tiêu biểu là sản phẩm nước rửa rau củ quả thực phẩm tươi sống DR.PUJI. Được sử dụng theo công nghệ Nhật Bản, nước DR.PUJI giúp diệt trừ 99,9% các loại vi khuẩn đường tiêu hóa, loại trừ hiệu quả 80 đến 90% dư lượng thuốc bảo vệ thực vật và tuyệt đối an toàn đối với người sử dụng.
Không thể buông lỏng khâu an toàn vệ sinh thực phẩm
Hiện, nhiều cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tự phát mọc khắp nơi ngay bên cạnh panô tuyên truyền cấm giết mổ gia súc, gia cầm. Nhiều bà nội trợ cho rằng, mua bán ở vỉa hè rất tiện lợi, khỏi phải mất công gửi xe vào chợ. Theo lời chị Sâm, ngụ trên đường Nguyễn Văn Lượng, P.17, Q.Gò Vấp thì: “Gà vịt trong chợ chủ yếu là thực phẩm đông lạnh để lâu ngày rồi không còn tươi ngon như ngoài đường chọn con nào giết mổ con đó”. Các loại thực phẩm bán rong thường rẻ hơn một giá so với trong nhà lồng chợ cũng là lý do làm cho người mua “né tránh” vào chợ truyền thống mua hàng. Tuy nhiên, họ không biết rằng những loại thực phẩm bày bán dọc đường hầu hết không có nhãn mác nên không rõ xuất xứ, hầu hết không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
Theo báo cáo của ngành y tế TP.HCM, qua một đợt giám sát trong năm 2014 lấy 40 mẫu thực phẩm như: Bún tươi, đậu hũ, cà phê để kiểm nghiệm một cách ngẫu nhiên thì có 40% không đạt kết quả. Đây là con số thực sự đáng báo động cho quyền lợi người tiêu dùng và đặc biệt là sức khỏe và tính mạng con người. Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TP.HCM, thời gian qua, có nhiều cơ sở giết mổ gia cầm đã được kiểm tra vệ sinh thú y và cấp giấy xác nhận. Tuy nhiên, trên thực tế vẫn còn hàng trăm cơ sở giết mổ lậu tìm cách “qua mặt” các cơ quan chức năng.
Bài, ảnh: Quang Phan
Có thể nói, việc quản lý về an toàn vệ sinh thực phẩm vẫn còn rất nhiều kẽ hở. Một câu hỏi được đặt ra là sẽ có bao nhiêu người tiêu dùng bị ảnh hưởng về sức khỏe, cũng như nguy cơ lây nhiễm các loại dịch cúm gia cầm trong thời gian sắp tới nếu chúng ta còn buông lỏng khâu an toàn vệ sinh thực phẩm. |
Bình luận (0)