Thời điểm này, nhiều gia đình đang lên kế hoạch cho các kỳ nghỉ. Theo các chuyên gia, để có được một kỳ nghỉ vui vẻ, mọi người chú ý ăn uống để không bị ngộ độc hay mắc bệnh đường tiêu hóa làm chuyến đi mất vui.
Không nên gặp đâu ăn đấy
Theo BS Đinh Thị Thanh, Trung tâm Tư vấn y tế Quang Hồng (Hà Nội), để đảm bảo vệ sinh, giảm thiểu nguy cơ ngộ độc thực phẩm và các bệnh tiêu hóa, đường ruột khi đi du lịch, du khách không nên gặp đâu ăn đấy, mà hãy chọn mặt để ăn.
Theo BS Đinh Thị Thanh, Trung tâm Tư vấn y tế Quang Hồng (Hà Nội), để đảm bảo vệ sinh, giảm thiểu nguy cơ ngộ độc thực phẩm và các bệnh tiêu hóa, đường ruột khi đi du lịch, du khách không nên gặp đâu ăn đấy, mà hãy chọn mặt để ăn.
Nên dừng chân ở các nhà hàng trung và cao cấp vì những chỗ này tuy đồ ăn thức uống đắt hơn, nhưng có nhiều món ăn tươi sống (chứ không để tủ lạnh như những quán hàng nhỏ lẻ).
Đặc biệt, không nên ăn ở các hàng rong, đồ nguội và nhất là không ăn nhiều nghêu, sò, thịt, cá sống mà dễ bị đau bụng. Hạn chế ăn rau sống, sữa chua chưa khử trùng và những chế phẩm từ sữa.
Ông Nguyễn Thanh Phong, Cục phó Cục ATVSTP (Bộ Y tế) hướng dẫn, du khách có thể nhận biết các nhà hàng hợp vệ sinh thường có giấy chứng nhận ATVSTP, có nguồn nước sạch, có thiết bị khử trùng, thực phẩm tươi sống, có dụng cụ chống bụi, môi trường xung quanh sạch sẽ…
Ông Nguyễn Thanh Phong, Cục phó Cục ATVSTP (Bộ Y tế) hướng dẫn, du khách có thể nhận biết các nhà hàng hợp vệ sinh thường có giấy chứng nhận ATVSTP, có nguồn nước sạch, có thiết bị khử trùng, thực phẩm tươi sống, có dụng cụ chống bụi, môi trường xung quanh sạch sẽ…
Đi du lịch ngoài chơi, cần chú ý tới ăn uống. Ảnh: Hà Dương
Khi ăn, nên chọn món ít chất béo, lượng calo thấp mà giàu dinh dưỡng như ngũ cốc và rau quả. Nên cố gắng ăn chậm, nhai kỹ, ông Phong tư vấn.
Nếu đi bằng máy bay, tàu thủy hoặc tàu hỏa… không nên ăn no vì ít vận động, thức ăn tiêu hóa chậm sẽ bị ấm ách bụng. Trước khi đi có thể ăn hoa quả (táo, nước ép táo, chuối, dưa gang, dưa hấu, dưa chuột, nho hoặc các hoa quả khô như nho khô các loại đậu, ngô…).
Nếu đi ôtô nên ăn nhẹ như bắp rang hoặc bánh quy giòn (loại chứa ít muối để tránh khát nước). Đi tàu thủy cần ăn những thực phẩm dễ tiêu như trái cây dạng khô, bánh, táo… Đi tàu hỏa nên ăn ít trái cây, bánh mì cho chắc bụng, không nên để bụng bị đói trên tàu.
Không nên uống một lúc quá nhiều
Không nên uống một lúc quá nhiều
Phòng tiêu chảy khi đi du lịch
Chỉ nên uống nước đóng chai. Nếu uống sữa hoặc dùng các sản phẩm từ sữa, hãy kiểm tra xem đã tiệt trùng kỹ chưa, xem hạn sử dụng.
Tránh dùng rau củ không được nấu chín. Chỉ nên dùng thịt, cá được nấu chín kỹ. Không nên mua đồ ăn từ những người bán hàng rong.
BS Đinh Thị Thanh
Trung tâm Tư vấn Y tế Quang Hồng (Hà Nội) |
Du lịch hay bị khát nước, nhưng cần uống nước hợp lý để không bị mệt. Kinh nghiệm của hướng dẫn viên Nguyễn Thị Tình, Công ty du lịch Saifgontourrism là buổi sáng trước khi xuất phát uống nhiều nước, uống cả sữa và ăn những món nhiều nước.
Trong lúc đi, thi thoảng nên nhấp ngụm nước lọc, hoặc các loại nước chè xanh, chè thảo mộc, nước chanh leo, nhân trần, sinh tố hoa quả… vì chúng có tác dụng giữ nước rất tốt. Cũng chỉ nên uống từng ngụm, không nên uống nhiều một lúc để tránh phá vỡ sự cân bằng của nước và muối trong cơ thể. Hoặc nếu có thời gian chuẩn bị, bạn nên uống nước đậu xanh, nước cháo loãng thêm chút đường, muối thay nước là phù hợp với nhu cầu của cơ thể.
BS. Đinh Thị Thanh khuyên, dù mệt, nóng bức nhưng không nên ăn kem hay uống nước giải khát có đá, ướp lạnh vì càng uống sẽ càng cảm thấy khát, thậm chí còn hại dạ dày.
BS. Đinh Thị Thanh khuyên, dù mệt, nóng bức nhưng không nên ăn kem hay uống nước giải khát có đá, ướp lạnh vì càng uống sẽ càng cảm thấy khát, thậm chí còn hại dạ dày.
Không nên uống những loại nước tự làm ven đường (nước mía, sinh tố thảo mộc) vì khó biết chúng có đảm bảo vệ sinh hay không. Nếu phải mua nước uống nước dọc đường, nên mua nước khoáng, nước dừa nguyên quả, trà hoặc cà phê được pha từ nước đun sôi. Không nên uống nhiều nước ngọt có ga. Nếu uống nước lon, chai cần lau sạch miệng chai, lon trước khi uống.
Thông thường, nếu bạn mua nước đóng chai ở dọc đường đi sẽ rất đắt, vì thế hãy mang theo chai nước khi lên xe vừa tiết kiệm, vừa an toàn. Khi về đến chỗ ở, cũng nên ngồi nghỉ ngơi uống nước trước khi tắm.
Thông thường, nếu bạn mua nước đóng chai ở dọc đường đi sẽ rất đắt, vì thế hãy mang theo chai nước khi lên xe vừa tiết kiệm, vừa an toàn. Khi về đến chỗ ở, cũng nên ngồi nghỉ ngơi uống nước trước khi tắm.
Nên mang thêm thực phẩm gì?
Dù đi theo tour hay tự túc cũng nên mang thêm đồ ăn. Ngoài mì, bún, cháo, phở ăn liền, nên mang thêm bánh quy, hoa quả. Mang thêm đồ hộp, lương khô, thực phẩm dạng thanh rất phù hợp trẻ em và người lớn. Lương khô có loại chứa đến 400 calo, 15g chất béo nhưng các chuyên gia dinh dưỡng khuyên dùng loại lương khô 150 calo và ít nhất 1g chất xơ.
Dù đi theo tour hay tự túc cũng nên mang thêm đồ ăn. Ngoài mì, bún, cháo, phở ăn liền, nên mang thêm bánh quy, hoa quả. Mang thêm đồ hộp, lương khô, thực phẩm dạng thanh rất phù hợp trẻ em và người lớn. Lương khô có loại chứa đến 400 calo, 15g chất béo nhưng các chuyên gia dinh dưỡng khuyên dùng loại lương khô 150 calo và ít nhất 1g chất xơ.
Tại các siêu thị có bán một số thức ăn khô của nước ngoài làm từ bột ngũ cốc rất dễ ăn và phù hợp với trẻ em vì có thể ăn với sữa tươi hoặc ăn khô, giúp trẻ vừa no, vừa đủ dinh dưỡng. Phomai không béo giúp bạn cải thiện bữa ăn nhanh bởi dễ mang theo và rất giàu protein. Vì là du lịch đường xa, nên bạn chú ý kỹ hạn sử dụng và cách bảo quản. Nhớ mang theo xà phòng, khăn giấy (khăn giấy ướt càng tiện) đề phòng nơi đến không có sẵn.
Trời nóng rất dễ làm đồ ăn mau hỏng, nếu mang theo thực phẩm cần cho vào thùng nhiều nước đá để giữ lạnh. Tới nơi cần cho ngay vào ngăn đá tủ lạnh. Thực phẩm bảo quản trong thùng đá sau 1 – 2 giờ cần giải quyết ngay để tránh bị vi trùng gây ngộ độc thực phẩm (phát triển nhanh ở 18 đến hơn 40 độ C) xâm nhập. Nên dùng 2 hộp giữ lạnh – một cho đồ uống, một cho thực phẩm dễ hỏng. Nên để hộp giữ lạnh trong xe hay nơi có điều hoà, không nên để sau cốp xe.
Trời nóng rất dễ làm đồ ăn mau hỏng, nếu mang theo thực phẩm cần cho vào thùng nhiều nước đá để giữ lạnh. Tới nơi cần cho ngay vào ngăn đá tủ lạnh. Thực phẩm bảo quản trong thùng đá sau 1 – 2 giờ cần giải quyết ngay để tránh bị vi trùng gây ngộ độc thực phẩm (phát triển nhanh ở 18 đến hơn 40 độ C) xâm nhập. Nên dùng 2 hộp giữ lạnh – một cho đồ uống, một cho thực phẩm dễ hỏng. Nên để hộp giữ lạnh trong xe hay nơi có điều hoà, không nên để sau cốp xe.
Trà Giang / Gia Đình
Bình luận (0)