Bão tan, người dân vùng lũ lại phải đối mặt với mối nguy hiểm mới: Dịch bệnh tả, thương hàn… Bạn hoàn toàn có thể chủ động phòng tránh dịch bệnh trên nếu biết cách làm sạch nguồn nước và ăn uống hợp vệ sinh.
Cách làm sạch nước
Theo hướng dẫn của Cục An toàn vệ sinh thực phẩm (Bộ Y tế), có những cách làm sạch nước như sau:
– Đánh phèn chua. Tỷ lệ: 1gam phèn chua/20 lít nước, để 30 phút cho lắng cặn, rồi gạn lấy nước trong để dùng.
– Sử dụng hóa chất sát khuẩn Chloramin B và Chloramin T (Clo). Có 2 dạng: Dạng viên 0,25g và bột.
Với dạng viên, mỗi viên có thể sát khuẩn 25 lít nước.
– Đánh phèn chua. Tỷ lệ: 1gam phèn chua/20 lít nước, để 30 phút cho lắng cặn, rồi gạn lấy nước trong để dùng.
– Sử dụng hóa chất sát khuẩn Chloramin B và Chloramin T (Clo). Có 2 dạng: Dạng viên 0,25g và bột.
Với dạng viên, mỗi viên có thể sát khuẩn 25 lít nước.
Nước giếng đã khử trùng vẫn phải đun sôi mới được uống. Ảnh: P.V
Với dạng bột (20 – 70% clo hoạt tính và một số hoá chất sát khuẩn nước khác), có thể pha theo tỷ lệ: 30 lít nước cần 0,3g Chloramin B 25% hoặc 0,4g clorua vôi 20%. Chẳng hạn để sát khuẩn 300 lít nước cần 1/3 thìa canh bột Chloramin B.
Trong trường hợp khử khuẩn bằng Chloramin B ở giếng nước thì tính theo tỷ lệ: Diện tích đáy giếng nhân với chiều cao của cột nước trong giếng rồi cứ 1m3 nước giếng cho 10g Chloramin B 25%, hoặc 13g Clorua vôi loại 20%, hoặc 4g Clorua vôi loại 70%. Hoà tan hoá chất sát khuẩn trong một chậu nước đổ xuống giếng, lấy sào khuấy đều cho hoá chất tan khắp giếng.
Nước giếng sau khi khử khuẩn phải có nồng độ Clo thừa là 0,5 – 1,0 mg/lít (có mùi nồng của Clo). Múc nước giếng đã có mùi Clo này dội lên thành giếng để khử khuẩn ở xung quanh thành giếng, sau đó để khoảng thời gian là 30 – 60 phút là có thể dùng được. Mỗi cụm dân cư nên chọn một vài giếng nước tập trung xử lý trước để người dân có nước dùng ngay.
-Nước giếng chưa khử trùng phải đun sôi trên 10 phút. Theo TS. Nguyễn Văn Khải, Giám đốc Trung tâm Tư vấn Tiết kiệm điện và Dung dịch hoạt hoá điện hoá, nước giếng đã khử trùng vẫn phải đun sôi mới được uống. Nếu không có hóa chất khử trùng nước giếng, người dân chỉ nên ăn uống bằng nước giếng đã được đun sôi từ 10 phút trở lên và không nên ăn các loại rau sống rửa bằng nước chưa khử trùng.
– Lưu ý với nước giếng khoan. Với nước giếng khoan ngoài bơm nước vệ sinh sạch sẽ sàn, nền, giếng khoan cần bơm hết nước đục ra, tới khi thấy nước trong thì bơm tiếp khoảng 15 phút để loại bỏ nước có khả năng bị nhiễm bẩn là có thể dùng được nguồn nước giếng khoan.
– Không vừa khử khuẩn vừa đánh phèn. Vì phèn hoặc các chất hữu cơ trong nước sẽ hấp thụ hết Clo hoạt tính và làm mất tác dụng khử khuẩn của Clo. Sau khi khử khuẩn nước phải ngửi thấy mùi Clo thì việc khử khuẩn mới đạt yêu cầu.
– Nếu lỡ cho quá nhiều Chloramin B. Cần đợi thêm nửa giờ hoặc 1 giờ nữa cho bớt mùi nồng của Clo mới sử dụng nước.
Trong trường hợp khử khuẩn bằng Chloramin B ở giếng nước thì tính theo tỷ lệ: Diện tích đáy giếng nhân với chiều cao của cột nước trong giếng rồi cứ 1m3 nước giếng cho 10g Chloramin B 25%, hoặc 13g Clorua vôi loại 20%, hoặc 4g Clorua vôi loại 70%. Hoà tan hoá chất sát khuẩn trong một chậu nước đổ xuống giếng, lấy sào khuấy đều cho hoá chất tan khắp giếng.
Nước giếng sau khi khử khuẩn phải có nồng độ Clo thừa là 0,5 – 1,0 mg/lít (có mùi nồng của Clo). Múc nước giếng đã có mùi Clo này dội lên thành giếng để khử khuẩn ở xung quanh thành giếng, sau đó để khoảng thời gian là 30 – 60 phút là có thể dùng được. Mỗi cụm dân cư nên chọn một vài giếng nước tập trung xử lý trước để người dân có nước dùng ngay.
-Nước giếng chưa khử trùng phải đun sôi trên 10 phút. Theo TS. Nguyễn Văn Khải, Giám đốc Trung tâm Tư vấn Tiết kiệm điện và Dung dịch hoạt hoá điện hoá, nước giếng đã khử trùng vẫn phải đun sôi mới được uống. Nếu không có hóa chất khử trùng nước giếng, người dân chỉ nên ăn uống bằng nước giếng đã được đun sôi từ 10 phút trở lên và không nên ăn các loại rau sống rửa bằng nước chưa khử trùng.
– Lưu ý với nước giếng khoan. Với nước giếng khoan ngoài bơm nước vệ sinh sạch sẽ sàn, nền, giếng khoan cần bơm hết nước đục ra, tới khi thấy nước trong thì bơm tiếp khoảng 15 phút để loại bỏ nước có khả năng bị nhiễm bẩn là có thể dùng được nguồn nước giếng khoan.
– Không vừa khử khuẩn vừa đánh phèn. Vì phèn hoặc các chất hữu cơ trong nước sẽ hấp thụ hết Clo hoạt tính và làm mất tác dụng khử khuẩn của Clo. Sau khi khử khuẩn nước phải ngửi thấy mùi Clo thì việc khử khuẩn mới đạt yêu cầu.
– Nếu lỡ cho quá nhiều Chloramin B. Cần đợi thêm nửa giờ hoặc 1 giờ nữa cho bớt mùi nồng của Clo mới sử dụng nước.
Ăn sạch
– Bổ sung bánh mặn, lương khô. Trong và sau bão lũ, cuộc sống đảo lộn, thực phẩm khan hiếm, đường phố ngập lụt, nhà cửa nhớp nháp, môi trường ô nhiễm… Mì gói là thực phẩm tiện dụng nhưng không thể ăn mì gói (nhất là mì gói sống) dài ngày, đặc biệt với người già và trẻ em. Vì vậy trong thực đơn ngày lũ, mọi người nên bổ sung bánh mặn (giúp cung cấp các chất thiết yếu cho người bị cách ly, thiếu thốn) và một số nhu yếu phẩm khác để phòng tránh các bệnh lây nhiễm, rối loạn tiêu hóa… Lương khô cũng là loại thực phẩm khá an toàn, trữ lâu dài, dễ bảo quản và sử dụng đơn giản (người bình thường mỗi bữa chỉ cần ăn 1 phong gồm 2 bánh là no). Khi bão lụt xảy ra, mỗi người có thể mang theo 1 túi lương khô, khi cần dùng là có ngay.
– Tận dụng cây, củ, quả. Sau lũ lụt người dân rất cần ăn uống để có sức khắc phục các hậu quả sau lũ. Tuy không đủ nhu cầu thực phẩm như ngày thường, nhưng có thể sử dụng những thực phẩm khác thay thế phần nào chất lượng bữa ăn như: Nước tương, lạc, vừng… giúp cung cấp các chất thiết yếu và cả vi chất cho cơ thể. Đậu làm giá đỗ, mít xanh luộc chín, các bộ phận của cây chuối (thân, củ, quả) chính là nguồn bổ sung thay thế rau xanh… Nhưng tuyệt đối không được chế biến thực phẩm từ các loại động vật đã chết vì lũ cuốn.
– Những loại thuốc phòng bị. Bạn nên mang theo bên người mấy viên thuốc khử trùng, khử độc trong nước, hoặc một gói Chloramin B làm nước trong và tiệt trùng – khi cần có thể xử lý để sử dụng ngay tại chỗ. Ngoài ra, cũng nên dự trữ một số loại thuốc kháng sinh và hỗn hợp muối bù điện giải do mất nước Oresol sẽ giúp cơ thể chóng khỏi và bình phục. Những loại thuốc kháng sinh thông thường dễ mua và tự sử dụng là: Bisepton, Clorocid, Berberin…
Với những sự chuẩn bị trước như trên, các gia đình ở những vùng năm nào cũng bị ngập lụt có thể tự cứu mình trước khi các thầy thuốc và những người cứu trợ đến cứu giúp.
– Bổ sung bánh mặn, lương khô. Trong và sau bão lũ, cuộc sống đảo lộn, thực phẩm khan hiếm, đường phố ngập lụt, nhà cửa nhớp nháp, môi trường ô nhiễm… Mì gói là thực phẩm tiện dụng nhưng không thể ăn mì gói (nhất là mì gói sống) dài ngày, đặc biệt với người già và trẻ em. Vì vậy trong thực đơn ngày lũ, mọi người nên bổ sung bánh mặn (giúp cung cấp các chất thiết yếu cho người bị cách ly, thiếu thốn) và một số nhu yếu phẩm khác để phòng tránh các bệnh lây nhiễm, rối loạn tiêu hóa… Lương khô cũng là loại thực phẩm khá an toàn, trữ lâu dài, dễ bảo quản và sử dụng đơn giản (người bình thường mỗi bữa chỉ cần ăn 1 phong gồm 2 bánh là no). Khi bão lụt xảy ra, mỗi người có thể mang theo 1 túi lương khô, khi cần dùng là có ngay.
– Tận dụng cây, củ, quả. Sau lũ lụt người dân rất cần ăn uống để có sức khắc phục các hậu quả sau lũ. Tuy không đủ nhu cầu thực phẩm như ngày thường, nhưng có thể sử dụng những thực phẩm khác thay thế phần nào chất lượng bữa ăn như: Nước tương, lạc, vừng… giúp cung cấp các chất thiết yếu và cả vi chất cho cơ thể. Đậu làm giá đỗ, mít xanh luộc chín, các bộ phận của cây chuối (thân, củ, quả) chính là nguồn bổ sung thay thế rau xanh… Nhưng tuyệt đối không được chế biến thực phẩm từ các loại động vật đã chết vì lũ cuốn.
– Những loại thuốc phòng bị. Bạn nên mang theo bên người mấy viên thuốc khử trùng, khử độc trong nước, hoặc một gói Chloramin B làm nước trong và tiệt trùng – khi cần có thể xử lý để sử dụng ngay tại chỗ. Ngoài ra, cũng nên dự trữ một số loại thuốc kháng sinh và hỗn hợp muối bù điện giải do mất nước Oresol sẽ giúp cơ thể chóng khỏi và bình phục. Những loại thuốc kháng sinh thông thường dễ mua và tự sử dụng là: Bisepton, Clorocid, Berberin…
Với những sự chuẩn bị trước như trên, các gia đình ở những vùng năm nào cũng bị ngập lụt có thể tự cứu mình trước khi các thầy thuốc và những người cứu trợ đến cứu giúp.
Bảo vệ giếng nước bằng cách nào?
Để bảo vệ các giếng nước, nhiều người dân đã bịt chặt những miệng giếng cao hơn mặt đất bằng nilon và những sợi dây chun để nước bẩn không tràn vào giếng. Đến lúc nước rút, mở bịt nilon ở miệng giếng ra là dùng ngay.
Tuy nhiên, theo hướng dẫn của Cục An toàn vệ sinh thực phẩm (Bộ Y tế), lũ lụt lớn có thể giếng bịt miệng cũng bị ô nhiễm bởi nắp và nilon chỉ ngăn rác, cặn vào giếng chứ không ngăn được nước bẩn. Vì vậy, những giếng bị ô nhiễm sau lũ lụt nhất thiết phải thau vét, tẩy uế, sát khuẩn để có nước sạch.
|
Trà Giang / Gia Đình
Bình luận (0)