Y tế - Văn hóaSức khỏe đời sống

Ăn uống với trẻ sơ sinh

Tạp Chí Giáo Dục

 

Ăn uống cân bằng khoa học là một trong những tiêu chí vô cùng quan trọng đối với mọi người nói chung và với rẻ em nói riêng. Dưới đây là một số khuyến cáo có liên quan đến ăn uống đối với nhóm trẻ dưới 1 năm tuổi.
Nhóm trẻ sơ sinh đến 4 tháng tuổi
Đây là giai đoạn trẻ cần được bú sữa mẹ hoặc nuôi bộ, nhưng nguồn sữa phải đảm bảo đầy đủ dưỡng chất, trong đó sữa mẹ được xem là nguồn thức ăn cần thiết và tốt nhất cho nhóm trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi.
Nếu nuôi bằng sữa mẹ nên cho trẻ bú từ 8-12 lần/ ngày( trung bình cứ 2 đến 4 tiếng cho bú một lần). Đến tháng thứ 4 giảm còn 6 lần/ngày nhưng lượng sữa mỗi lần bú lại tăng lên.
Nếu nuôi bộ, nên duy trì tần suất 6-8 lần/ngày, mỗi lần cho ăn đạt từ 56-146 gam, đưa tổng lượng sữa dùng cả ngày lên 500-1000 gam. Khi trẻ lớn, số lần cho ăn giảm nhưng lượng sữa mỗi lần ăn tăng từ 100-200 gam.
Không nên pha thêm mật ong vào sữa vì nó làm tăng rủi ro ngộ độc do hệ miễn dịch của trẻ còn yếu. Nếu trẻ nhẹ cân, ăn ban ngày không đủ thì cho ăn bổ xung vào ban đêm, nhưng trọng tâm vẫn là ăn uống ban ngày là chính.
Giai đoạn từ 4-6 tháng tuổi
Giai đoạn này trẻ nên ăn từ 800 gam đến 1200 gam sữa/ngày sau đó dần dần chuyển sang thức ăn rắn. Nếu cho trẻ ăn thực phẩm rắn, quá sớm cũng không có lợi.
Việc cho trẻ ăn thức ăn rắn cũng còn phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe cũng như sở thích của trẻ. Nên bắt đầu bằng ngũ cốc tăng cường sắt (bột gạo) kết hợp với sữa mẹ hay sữa ngoài.
Ban đầu ăn 2 lần/ngày, mỗi lần 1-2 thìa sau tăng lên 3-4 thìa. Không nên cho bột vào bình để trẻ nằm ngậm bú.
Giai đoạn 6-8 tháng
Tiếp tục cho trẻ bú sữa mẹ hoặc bú bình, tần suất 3-5 lần/ngày và ăn thêm bột ngũ cốc, nước hoa quả, rau nghiền.
Trọng tâm đến nước ép không đường, giàu vi tamin C như nước ép táo, nho cam…, không nên đựng vào bình cho trẻ ngậm bú khi ngủ. Nếu có tiền sử mắc bệnh dị ứng thì sau 9 tháng hãy cho trẻ dùng nước cam ép vì các loại hoa quả có thể gây dị ứng cho trẻ.
Ban đầu sử dụng các loại rau xanh củ quả mềm như khoai tây, cà rốt, khoai lang đậu đỗ, chuối, dưa hấu vv…Mỗi ngày nên ăn 2-3 bữa rau xanh hoa quả, mỗi bữa 2-3 thìa cà phê. Nếu cho ăn trực tiếp nên cắt thành miếng nhỏ, tránh ăn thực phẩm quá cứng, quá nóng làm trẻ tắc nghẹn hoặc bị bỏng miệng.
Giai đoạn 8-12 tháng
Tiếp tục cho trẻ bú mẹ hoặc bú bình tần suất 3-4 lần/ngày. Bổ sung thêm thịt cho trẻ do sữa mẹ thiếu sắt. Có thể cho trẻ ăn thêm 3-4 bữa thịt/ngày mỗi bữa chỉ khoảng 1 thìa cà phê, bổ sung 4 lần ăn rau xanh, hoa quả, mỗi lần từ 1-2 thìa cà phê.
Cũng có thể cho trẻ ăn 3 bữa trứng/tuần nhưng chỉ ăn lòng đỏ cho đến khi trẻ được 1 tuổi, lòng trắng nên bỏ vì dễ gây dị ứng.
Giai đoạn 1 năm tuổi
Khi trẻ được 1 năm nên dùng sữa nguyên chất "Vitamin D" hoặc 4% thay cho sữa mẹ hoặc dùng cho bú bình. Trẻ dưới 2 năm tuổi không nên ăn sữa có hàm lượng mỡ thấp (2% hoặc sữa tách mỡ).
Lý do, cơ thể trẻ cần bổ sung calo từ mỡ để cung cấp nhu cầu năng lượng. Tuy nhiên trẻ dưới 1 năm không nên dùng sữa nguyên chất vì nó có thể làm tăng nguy cơ thiếu máu. Các đồ ăn như bơ, phó mát, sữa chua chỉ nên ăn vừa phải.
Đối với nhóm trẻ 1 tuổi do sữa mẹ hoặc bú bình không đủ dưỡng chất, năng lượng nên cần bổ sung thêm dưỡng chất từ thịt, rau xanh, hoa quả, ngũ cốc và các loại sữa động vật khác.
Việc đa dạng hóa nguồn thức ăn cho trẻ có tác dụng tích cực, cung cấp đầy đủ vitamin khoáng chất. Khi trẻ lẫm chẫm biết đi do thể trạng phát triển mạnh nên việc cung cấp đủ dưỡng chất và năng lượng đóng vai trò quan trọng.
Khi cho trẻ ăn cần chú ý chia nhỏ các bữa ăn thành nhiều lần, mỗi bữa chỉ ăn vừa đủ (có thể ăn tới 4-5 bữa/ngày), ngoài ra có thể cho trẻ ăn vặt.
Khắc Nam
Theo Net/GK
Một số chú ý về ăn uống
– Khi cho trẻ ăn thêm chú ý không cho trẻ ăn miếng quá to, thức ăn quá cứng và không nên ăn quá nhiều trong một lần ăn.
– Mỗi lần chỉ nên giới thiệu một loại thức ăn mới, vài ngày ăn một món mới, tránh những thực phẩm dễ gây dị ứng.
– Không nên cho thực phẩm vào bình để cho trẻ nằm bú
– Xen kẽ giữa thức ăn cũ và mới để trẻ chóng làm quen
– Nên bón cho trẻ trực tiếp từ bát chứa thức ăn, hoặc từ siêu nấu bột.
– Thực phẩm cho dùng cho trẻ cần được bảo quản kín trong tủ lạnh với thời gian không quá 2 ngày.
– Khi bón cho trẻ nên dùng thìa nhỏ vừa với miệng trẻ.
– Không nên cho trẻ ngậm bú bình khi nằm ngủ, nhất là nước ép trái cây vì nó có thể gây ra các loại bệnh về răng lợi.
– Không nên cho trẻ ăn những thực phẩm dễ gây sặc, nghẹn như bỏng ngô, lạc hạt, chip khoai tây, quả nho, rau nguyên chất, thực phẩm cắt thái miếng quá to.
– Trong khi đang ăn nên bổ xung nước cho trẻ. Vừa ăn vừa uống giúp trẻ dễ nuốt.
– Không nên dùng đồ uống có gas, nước ngọt cho trẻ uống vì nó có thể gây nghiện, giảm tính ngon miệng và gây hư hỏng răng lợi.
– Không nên cho trẻ ăn đồ quá cay, quá nóng quá ngọt, quá mặn đồ uống kích thích như chè, cà phê…
Theo TPO

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)